Câu hỏi:

17/12/2024 1,815

Bàn về thơ, Chế Lan Viên cho rằng: Thơ cần có hình cho người ta thấy, có ý cho người ta nghĩ và cần có tình để rung động trái tim.

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ Thu về một nửa của Võ Văn Trực.

Thu về một nửa

Anh mở cửa ra

Thơm thảo quả... ai vừa tới gọi?

 Thoáng gió mơ hồ như bàn tay mát rợi

Dắt tâm tư đi suốt chân trời.

 

Đám mây huyền ảo xa vời

Nửa trắng xốp nửa viền màu tím ngát

Như kỷ niệm rất gần như nỗi chờ xa lắc

Mùa thu về rồi đó ư em?

 

Anh cầm trên tay tiếng hót chim khuyên

Đang đọng lại ngọt lừ trong quả chín

Một nửa quả mùa thu chưa kịp đến

Còn mịn xanh sắc vỏ đợi bồi hồi

Anh cầm trên tay giọt nắng vàng tươi

Lá lốm đốm thu mới về bỡ ngỡ

Một nửa màu xanh còn ấm nhựa

Cuống lá run lưu luyến đậu trên cành.

 

Anh vội vàng đi hết lòng anh

Mà thu đến cứ ngập ngừng trước cửa

Anh muốn hoá cánh chim ngàn bạt gió

Gọi thu về trọn vẹn giữa chiều nay.

Võ Văn Trực.

(Tuyển tập thơ Việt Nam 1975 – 2000,

NXB Hội Nhà văn, 2000)

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 69k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận văn học
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Bình luận về ý kiến Thơ cần có hình cho người ta thấy, có ý cho người ta nghĩ và cần có tình để rung động trái tim.” của Chế Lan Viên và chứng minh qua bài thơ Thu về một nửa của Võ Văn Trực.

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

- Xác định được các ý của bài viết

- Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề (Nếu không trích dẫn ý kiến trừ 0,25 điểm)

2. Triển khai vấn đề nghị luận:

a. Giải thích ý kiến:

- Thơ cần có hình: Thơ cần có hình ảnh (thiên nhiên, cuộc sống, con người ... ) để biểu hiện cảm xúc, tư tưởng của nhà thơ. Đây là phương diện hình thức thơ.

- Thơ cần có ý: (ý nghĩa nội dung, tư tưởng của thi phẩm); có tình: (tình cảm, cảm xúc của người viết). Đây là phương diện nội dung thơ.

=> Ý nghĩa câu nói: tác phẩm thơ cần có sự kết hợp hài hòa giữa hình, ý, tình (hình ảnh, tư tưởng, tình cảm, cảm xúc,... ). Hay nói cách khác, bài thơ cần kết hợp cả hai phương diện nội dung và hình thức.

b. Thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề nghị luận, có thể theo một số gợi ý sau:

*  Phân tích, chứng minh ý kiến:

- Đặc trưng của văn chương nói chung và thơ ca nói riêng là phản ánh, biểu đạt thông qua hình tượng nghệ thuật. Không có các hình tượng, thế giới tinh thần không thể biểu hiện cụ thể, nhà thơ không thể truyền dẫn thông điệp nội dung, tư tưởng, tình cảm một cách trọn vẹn, ấn tượng đến người đọc.

- Thơ ca thuộc phương thức trữ tình, thiên về biểu hiện thế giới chủ quan của con người bằng nhiều cách thức khác nhau nhằm biểu đạt những trạng thái tư tưởng, tình cảm và ý nghĩa phức tạp, đa dạng. Mỗi tác phẩm đều mang một ý nghĩa tư tưởng, thông điệp nhất định đòi hỏi người đọc phải căn cứ vào hình, ý, tình mới cảm nhận được.

- Biểu hiện, yêu cầu về hình, ý, tình trong thơ:

+ Hình ảnh (có thể là hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống, con người...) những hình ảnh đó phải chọn lọc, đặc sắc, có sức khái quát, chân thực, đa nghĩa, nhằm để lại ấn tượng, dấu ấn sâu sắc.

+ Ý, tình (tư tưởng, cảm xúc, tình cảm,…) phải trong sáng, tiến bộ, có tính nhân văn, hướng con người tới các giá trị Chân - Thiện - Mĩ...

* Phân tích bài thơ Thu về một nửa của Võ Văn Trực để thấy được tác động của “hình”, “ý”, và “tình” trong thơ với người đọc.

- “Hình”: Hình ảnh thơ dung dị, đời thường, có sức tạo hình, biểu cảm, giàu ý nghĩa

+ Hình ảnh thiên nhiên hiện lên với đầy đủ sắc thái mênh mang, mơ hồ của chiều thu mới về (qua màu sắc, hương thơm, âm thanh,…): thảo quả chín, gió, mây, chim khuyên, nắng, lá vàng.

+ Hình ảnh thiên nhiên luôn có sự vận động, di chuyển, hình ảnh mùa thu như nàng thơ e lệ, yêu kiều bước từng bước chân uyển chuyển, thong dong đến với đời.

=> Nhà thơ đã dựng lên bức tranh chiều đầu thu êm ái, thi vị, với những rung động của tự nhiên vừa kín đáo, tinh tế, vừa đậm chất thơ.

- “Ý”, “tình”:

+ Hình ảnh thiên nhiên chiều đầu thu được tác giả cảm nhận tinh tế, sinh động bằng nhiều giác quan (thị giác, khứu giác, tính giác)

+ Tình yêu cuộc đời và yêu “em” là chất xúc tác để tâm hồn nhà thơ mở rộng, gắn bó như muốn chạm khắc dấu ấn mùa thu vào tự nhiên.

+ Tình yêu thiên nhiên tha thiết, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế: nhà thơ cảm nhận mùa thu đến bằng các giác quan, để thấm vào hồn thơ nốt chuyển dịch của mùa thu trong dòng chảy thời gian.

=> Tác giả đã cho người đọc cảm nhận được những suy tư về sự lưng chừng, mênh mang, chưa trọn vẹn của mùa thu “về một nửa”.

- Ý nghĩa tư tưởng:

+ Bài thơ đậm chất suy tư về thời gian, tuổi tác và sự lắng đọng của cuộc sống. Bài thơ phản ánh tâm trạng của con người khi đối diện với mùa thu, mùa của sự chín muồi và suy tư, nhưng đồng thời cũng là mùa của sự tàn phai.

+ “Một nửa” gợi liên tưởng đến sự mất mát, dang dở, hoặc sự chia cách giữa quá khứ và hiện tại, giữa những hoài niệm và thực tại khắc nghiệt. Mùa thu ở đây không phải là mùa thu trọn vẹn, đẹp đẽ mà là mùa thu mới dạo bước chênh chao lưng chừng, phản ánh tâm trạng u hoài, chênh vênh của con người trước sự biến đổi của thời gian.

+ Bài thơ cho thấy sự ngắn ngủi của thời gian, về những điều ta đánh mất trong quá khứ và cách con người đối diện với những đổi thay đó. Qua bài thơ, tác giả không chỉ miêu tả mùa thu của thiên nhiên mà còn gợi lên mùa thu trong lòng người – mùa thu của tâm trạng, của những suy tư và nỗi nhớ, hoài niệm trước sự chảy trôi của thời gian, đời người.

* Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện.

3. Kết bài: Khẳng định lại quan điểm, nhận thức cá nhân về ý kiến.

d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

- Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.

- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý: Học sinh có thể trình bày suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp Tiếng Việt, liên kết văn bản.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Tác giả đã mượn câu nói nào, của ai để đặt vấn đề cho bài viết?

Xem đáp án » 17/12/2024 262

Câu 2:

Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn.

(Danh ngôn Nam Phi – dẫn theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2006).

Nếu mặt trời tượng trưng cho sự sống, ánh sáng.

Nếu bóng tối tượng trưng cho nỗi buồn, sự bi quan.

Chắc hẳn, em sẽ chọn lối sống hướng về phía mặt trời?

Viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của em và thuyết phục các bạn học sinh lựa chọn lối sống hướng về phía mặt trời.

Xem đáp án » 17/12/2024 82

Câu 3:

Hãy nhận xét về tính thuyết phục của văn bản.

Xem đáp án » 17/12/2024 0

Câu 4:

Em có đồng tình với quan điểm: “Khi bạn tin ai, bạn đặt hết niềm tin vào người đó, tin vào phẩm chất đạo đức và năng lực của họ. Còn khi bạn không tin ai, bạn sẽ nghi ngờ người đó cả về phẩm chất đạo đức, hành động, năng lực, hay thành tích của họ” của tác giả không? Vì sao?  

Xem đáp án » 17/12/2024 0

Bình luận


Bình luận