Câu hỏi:
17/12/2024 1,549TRĂNG
(1)Trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá,
Ánh sáng tuôn đầy các lối đi.
Tôi với người yêu qua nhẹ nhẹ…
Im lìm, không dám nói năng chi.
(2)Bâng khuâng chân tiếc dậm lên vàng,
Tôi sợ đường trăng tiếng dậy vang,
Ngơ ngác hoa duyên còn núp lá,
Và làm sai lỡ nhịp trăng đang.
(3)Dịu dàng đàn những ánh tơ xanh,
Cho gió du dương điệu múa cành;
Cho gió đượm buồn, thôi náo động
Linh hồn yểu điệu của đêm thanh.
(4)Chúng tôi lặng lẽ bước trong thơ
Lạc giữa niềm êm chẳng bến bờ
Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá!
Hai người, nhưng chẳng bớt bơ vơ.
(Xuân Diệu, Thơ mới 1932-1945 tuyển chọn, NXB Văn học, 2004, tr. 113)
Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ Trăng.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 69k).
Quảng cáo
Trả lời:
Nhân vật trữ tình: tôi (tác giả).
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Hãy chỉ ra những từ ngữ miêu tả trăng trong khổ thơ cuối của bài thơ Trăng.
Lời giải của GV VietJack
Những từ ngữ miêu tả trăng trong khổ thơ cuối: trăng sáng, trăng xa, trăng rộng.
Câu 3:
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong dòng thơ sau: Dịu dàng đàn những ánh tơ xanh.
Lời giải của GV VietJack
Biện pháp tu từ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: đàn những ánh tơ xanh
– Tác dụng:
+ Nhằm làm cho lời thơ trở nên sinh động, hấp dẫn, giàu giá trị biểu cảm
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác cho thấy thay vì sử dụng giác quan thính giác (âm thanh) để cảm nhận tiếng đàn thì tác giả sử dụng “những ánh tơ xanh” là từ chỉ thị giác. Qua đó cho thấy tình yêu trong thơ Xuân Diệu như một khu vườn đầy màu sắc, là bản hòa ca của mọi âm thanh say đắm lòng người.
Câu 4:
Nhận xét tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ Trăng.
Lời giải của GV VietJack
- Cảm xúc của nhân vật trữ tình: Xao xuyến, bâng khuâng, ngượng ngùng, chăm chú lắng nghe những rung động của tạo vật và tâm hồn lứa đôi, có chút cô đơn mơ hồ.
– Nhận xét:
+ Đó là những cảm xúc rất mơ hồ, khó nắm bắt nhưng được tác giả gợi tả một cách tinh tế.
+ Thể hiện một cái tôi nhạy cảm, luôn khát khao giao cảm với tạo vật và con người nhưng luôn có cảm giác cô đơn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai đoạn trích trên.
Câu 2:
Anh/chị hãy so sánh điểm khác nhau trong mối quan hệ giữa trăng và người ở những câu thơ sau:
“Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá!
Hai người, nhưng chẳng bớt bơ vơ.”
(Trăng – Xuân Diệu)
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”
(Ngắm trăng – Hồ Chí Minh)
Câu 3:
Hãy chỉ ra những từ ngữ miêu tả trăng trong khổ thơ cuối của bài thơ Trăng.
Câu 4:
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong dòng thơ sau: Dịu dàng đàn những ánh tơ xanh.
Câu 5:
Nhận xét tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ Trăng.
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 3)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 4
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
về câu hỏi!