Câu hỏi:
19/12/2024 2,366GIÁ TỪNG THƯỚC ĐẤT
Năm mươi sáu ngày đêm bom gầm pháo giội,
Ta mới hiểu thế nào là đồng đội.
Đồng đội ta là hớp nước uống chung
Nắm cơm bẻ nửa
Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa
Chia khắp anh em một mẩu tin nhà
Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp
Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết.
Bạn ta đó
Ngã trên dây thép ba tầng
Một bàn tay chưa rời báng súng,
Chân lưng chừng nửa bước xung phong.
Ôi những con người mỗi khi nằm xuống
Vẫn nằm trong tư thế tiến công!
Bên trái: Lò Văn Sự
Bên phải: Nguyễn Đình Ba,
Những đêm tiến công, những ngày phòng ngự,
Có phải các anh vẫn còn đủ cả
Trong đội hình đại đội chúng ta?
Khi bạn ta
lấy thân mình
đo bước
Chiến hào đi,
Ta mới hiểu
giá từng thước đất,
Các anh ở đây
Trận địa là đây,
Trận địa sẽ không lùi nửa thước,
Không bao giờ, không bao giờ để mất
Mảnh đất
Các anh nằm.
1954-1961
(Trích Giá từng thước đất, Chính Hữu
Đầu súng trăng treo, NXB Văn học, Hà Nội, 1972)
Anh/ chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích đoạn thơ Giá từng thước đất – Chính Hữu.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 69k).
Quảng cáo
Trả lời:
* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn văn nghị luận có bố cục mạch lạc, sử dụng linh hoạt các kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các ý trong đoạn văn. Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận.
Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
1. Mở đoạn:
- Giới thiệu tác giả Chính Hữu và bài thơ.
- Nêu nội dung đoạn thơ “Giá từng thước đất” thể hiện tình yêu quê hương đất nước và sự hy sinh của người lính trong kháng chiến.
2. Thân đoạn:
- Nội dung chính của đoạn thơ:
+ Hình ảnh chiến trường khốc liệt, từng tấc đất được giành giật bằng mồ hôi, máu xương của người lính.
+ Sự gian khổ, hy sinh nhưng đầy kiên cường, bất khuất.
- Biện pháp nghệ thuật nổi bật:
+ Hình ảnh thơ chân thực, giàu tính biểu cảm (thước đất - máu xương).
+ Ngôn từ giản dị, súc tích, giàu tính gợi hình, gợi cảm.
+ Nhịp thơ dồn dập, diễn tả sự khốc liệt và ý chí chiến đấu mạnh mẽ.
- Ý nghĩa:
+ Tôn vinh tinh thần chiến đấu của bộ đội.
+ Khơi dậy lòng biết ơn và tình yêu đất nước.
3. Kết đoạn:
- Khẳng định giá trị đoạn thơ.
- Liên hệ: Tinh thần yêu nước và trách nhiệm bảo vệ quê hương của thế hệ trẻ.
Có sự sáng tạo trong cách viết
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết bài văn nghị luận đề xuất giải pháp xây dựng văn hóa giao tiếp cho người trẻ trong thời kì hội nhập hiện nay.
Câu 2:
Nhan đề cho em biết điều gì về nội dung văn bản? Đánh giá mức độ phù hợp giữa nội dung với nhan đề của văn bản.
Câu 3:
Nêu nội dung chính của từng phần đã được đánh số trong văn bản và xác định các thao tác lập luận chính của văn bản.
Câu 4:
Xác định vấn đề trọng tâm của văn bản. Cho biết: Tác giả đã triển khai vấn đề trọng tâm của văn bản như thế nào?
Câu 5:
Mục đích của người viết văn bản là gì? Vấn đề tác giả nêu trong văn bản có ý nghĩa như thế nào đối với việc nghiên cứu văn học của nước nhà?
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 3)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 4
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
về câu hỏi!