Câu hỏi:
19/12/2024 12SỐNG CHẾT MẶC BAY
(Phạm Duy Tốn)
Gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên lên to quá, khúc đê làng… thuộc phủ….. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.
Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng kẻ thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật thảm.
Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả, ấy vậy mà trên trời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thì nước bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đề này hỏng mất, ấy lũ con dân đang chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân yếu hèn mà chống với mưa to gió lớn, để bảo thủ lấy tính mạng, gia tài, thế thời quan cha mẹ ở đâu?
Thưa rằng: đang ở trong đình kia. Cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trên mặt đề, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nào cũng không việc gì.
Trong đình đèn thắp sáng trưng, nha lệ, lính tráng, kẻ hầu người hạ, đi lại rộn ràng. Trên sập mới kê ở gian giữa, có một mình quan phụ mẫu, uy nghi chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên, cầm cái quạt lông chốc chốc lại phe phẩy.
Tên nữa đứng khoanh tay chực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút, tráp đổi mới chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đẩy những trầu vàng... trông mà thích mắt.
Ngoài kia tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm: trừ quan phụ mẫu, mọi người không dám to tiếng.
So với cảnh trăm họ đang lấm láp, gội gió tắm mưa như đàn sâu lũ kiến ở trên đê, thời ở trong đình rất là nhàn nhã, đường bệ, nguy nga: nào quan ngôi trên, nào nha ngồi dưới, người nhà lính lệ khoanh tay sắp hàng, nghi vệ tôn nghiêm, như thần như thánh. Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Điếu mày”, tiếng tên lính hầu thưa: “Dạ”; tiếng thầy để hỏi: “Bẩm bốc”, tiếng quan lớn truyền: “Kẻ này “Bát sách! Ăn. Người kia “Thất văn”!... “Phỗng” lúc mau, lúc khoan, dung êm ái; khi cười, khi nói, vui vẻ, dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vị phúc tinh.[...]
Quan lớn ù thêm. Người đầu cánh, kẻ cuối tay, tranh nhau phô bài để lớn rõ rằng: “Mình có đôi mà không dám phỗng qua mặt!”. Hèn chi mà quan chẳng ù luôn! Quan ù ấy là hạnh phúc....
Khi đó, ván bài quan đã chờ rồi. Ngài xơi xong bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu rung đùi, mắt đang mải trông đĩa nọc, bỗng nghe ngoài xa tiếng kêu vang dậy trời đất. Mọi người đều giật nảy mình, quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chờ người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ, vì ngài sắp ù to.
Có người khẽ nói:
- Bẩm, dễ có khi đê vỡ?
- Bẩm... quan lớn... đê vỡ mất rồi!
Ngài cau mặt, gắt rằng:
- Mặc kệ! [...]
- Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày. Có biết không... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
[...]
(Nguyễn Cừ, Phạm Duy, Phạm Duy Tốn – Tác phẩm chọn lọc,
NXB Văn học 2002)
(*) “Sống chết mặc bay” đăng trên tạp chí Nam Phong, số 18/12/1918.
Đọc đoạn trích từ văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn sau đây và viết bài luận so sánh, đánh giá nét tương đồng và khác biệt với tác phẩm Bí ẩn của làn nước của Bảo Ninh.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Đọc đoạn trích từ văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn sau đây và viết bài luận so sánh, đánh giá nét tương đồng và khác biệt với tác phẩm Bí ẩn của làn nước của Bảo Ninh.
c Triển khai vấn đề nghị luận
- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Mở bài
- Giới thiệu hai tác phẩm và tác giả cần so sánh; vấn đề (điểm chung giữa hai tác phẩm đề yêu cầu so sánh).
- Nêu bình diện cần so sánh và vị trí của chúng đối với tác phẩm/dư luận.
2. Thân bài
* Điểm chung ở hai tác phẩm (dùng hình ảnh/chi tiết giàu ý nghĩa)
- Thể loại: truyện ngắn
- Bối cảnh, tình huống gay cấn, nguy hiểm bởi thiên tai, lũ lụt
→ Hai tác giả chọn thể loại truyện ngắn và bối cảnh lũ lụt để phản ánh cuộc sống và bản chất con người.
- Phong cách hiện thực; tư tưởng nhân đạo (xót thương thảm cảnh con người trước thiên tai...).
* Điểm khác biệt
- Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn: tố cáo sự vô đạo, bất nhân của bọn quan lại, mang đậm giá trị hiện thực, nhân đạo cao cả về tình người.
- Bí ẩn của làn nước của Bảo Ninh: Trong những tình huống nguy nan, ranh giới sống chết chỉ như sợi tóc, con người vẫn có thể sống yêu thương, đùm bọc, sẻ chia, thậm chí hi sinh cả sinh mạng cho người khác, cao thượng, nhân hậu.
* Lí giải sự khác biệt: căn cứ vào hoàn cảnh ra đời của hai tác phẩm.
3. Kết bài
- Nhận thức, đánh giá của cá nhân về ý nghĩa của từng tác phẩm theo bình diện đã so sánh ở trên.
- Đánh giá sự đóng góp, thành công của từng nhà văn (rút ra từ phần phân tích trên) đối với nền văn học.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt
e. Sáng tạo
- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.
- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nêu đặc điểm truyện ngắn hiện đại thể hiện ở Bí ẩn của làn nước.
Các yếu tố chính |
Biểu hiện (minh chứng ngắn gọn) |
1. Đề tài |
|
2. Nhân vật |
|
3. Không gian, thời gian |
|
4. Cốt truyện |
|
5. Phong cách (sáng tác) |
|
Câu 2:
Tóm tắt ngắn gọn nội dung truyện, xác định tình huống thử thách đối với nhân vật “tôi” và ý nghĩa tình huống ấy.
Câu 3:
Nhân vật “tôi” là người thế nào? Em có đồng ý với nhân vật “tôi” để “điều bí mật kia không ai hay… chỉ có dòng sông biết” không?
Câu 4:
Xác định điểm nhìn trần thuật, nghệ thuật trần thuật trong văn bản Bí ẩn của làn nước. Việc sử dụng điểm nhìn, nghệ thuật trần thuật ấy có ý nghĩa như thế nào đối với việc chuyển tải nội dung của văn bản.
Câu 5:
Bí ẩn của làn nước là gì? Em hãy xác định cảm hứng và thông điệp của văn bản.
Câu 6:
Truyện ngắn Bí ẩn của làn nước có ý nghĩa như thế nào với đời sống hôm nay? Tác phẩm động tới nhận thức và cảm xúc của em như thế nào?
về câu hỏi!