Câu hỏi:
19/12/2024 8An-na An-đrây-ép-na: Anh ấy hỏi một cách kính cẩn, tế nhị. Anh ấy nói rõ ràng minh bạch như thế này: “Thưa bà An-na An-đrây-ép-na, chỉ vì tôi một niềm kính trọng phẩm giá của bà”. Con người điển trai, có học thức, đứng đắn như thế lại nói: “Thưa bà An-na An-đrây-ép-na, không hiểu bà có tin cho không, đối với tôi cuộc đời không đáng giá một đồng xu nhỏ; chỉ vì tôi quý trọng những đức tính hiếm có của bà quá thể..”
Ma-ria An-tôn-nốp-na: Hứ! Mợ ạ, anh ấy nói với con như thế chứ.
An-na An-đrây-ép-na: Im đi, mày thì biết cái gì, đừng có dúng vào những việc không phải của mình! Anh ấy lại nói tiếp: “Bà An-na An-đrây-ép-na, bà làm cho tôi đâm thẫn thờ sửng sốt”. Anh ấy còn nhiều câu khen ngợi tôi đại loại như thế nữa. Khi tôi muốn nói với anh ấy rằng chúng tôi không hi vọng được cái vinh dự như vậy, thế là anh ấy quỳ ngay xuống, kêu lên một cách rất lịch sự: “An-na An-đrây-ép-na! Bà đừng làm tôi đau khổ. Xin đáp lại mối tình của tôi, nếu không sẽ tự kết liễu cuộc đời mình”
Ma-ria An-tôn-nốp-na: Mợ ạ, đó là những câu anh ấy nói về con.
Đọc đoạn thoại trên và trả lời câu hỏi a, b, c.
a) Xác định nhân vật “anh ấy”, người gọi “anh ấy” và chỉ ra sự phi lí, hài hước trong cách xưng hô này.
b) “Mợ ạ, anh ấy nói với con như thế chứ” là lời của ai? Lời nói ấy phản ánh được “vấn đề” nào?
c) Tiếng cười cất lên từ đâu? Tác giả đã gửi gắm điều gì qua đoạn hội thoại ấy?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Anh ấy là: quan thanh tra (kẻ đang bị nhận nhầm là quan thanh tra), là người sắp cưới con gái của thị trưởng; người gọi “anh ấy” chính là vợ thị trưởng, mẹ vợ tương lai của anh ta.
b) “Mợ ạ, anh ấy nói với con như thế chứ!” là lời con gái của vợ chồng nhà thị trưởng. Chứng tỏ kẻ “anh ấy” đang tán tỉnh cả hai mẹ con (vợ, con gái của thị trưởng).
c) Tiếng cười cất lên từ:
+ Thái độ của vợ thị trưởng: Bà ta nói cứ như nói về người của mình, tỏ tình với mình mà không hề ngượng ngùng, bà ta gạt phắt lời của con gái để kể say mê: bà ta cũng mê gã thanh tra rởm.
+ Từ “nội dung” lời tán tỉnh toàn những lời bóng bẩy, phi logic, vô nghĩa (“Đối với tôi, cuộc đời không đáng giá một đồng xu nhở”; “chỉ vì tôi quý trọng những đức tính hiếm có của bà quá thể”; “bà làm cho tôi đâm thẫn thờ, sửng sốt”,...)
+ Từ thực tế: Cả hai mẹ con ngu dốt, mê muội danh vọng không nhận ra bộ mặt thật của quan thanh tra rởm.
- Tác giả gửi gắm thông điệp: Những kẻ mê muội danh tiếng hão, mong hưởng thụ lợi lộc từ kẻ khác thì sẽ bị chính những thứ đó lừa dối.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) về vấn đề tác động của cách mạng công nghệ 4.0 đến xu hướng chọn nghề của giới trẻ.
Câu 2:
Tóm tắt nội dung và mâu thuẫn/xung đột thể hiện trong trích đoạn hài kịch Nhà thị trưởng hân hoan (Quan thanh tra của Gô-gôn)
Câu 3:
Vì sao vợ chồng nhà thị trưởng vênh váo như vậy? Họ là người như thế nào? Điều này khiến em dự đoán drama (kịch) nào sẽ xảy ra tiếp theo?
Câu 4:
Đặc điểm của nhân vật hài kịch hiện lên trong đoạn trích như thế nào? Em ấn tượng với thủ pháp nghệ thuật khắc hoạ nhân vật hài kịch nào của tác giả Gô-gôn?
Câu 5:
Văn bản trên sử dụng những thủ pháp gây cười nào? Theo em, thủ pháp nào đặc sắc nhất? Vì sao?
Câu 6:
Xác định cảm hứng, những thói hư, tệ nạn cần phê phán trong trích đoạn hài kịch Nhà thị trưởng hân hoan và cho biết hiện tượng, thói xấu nào vẫn tồn tại trong đời sống hôm nay? Theo em, thói xấu nào gây nhiều tác hại cho xã hội? Vì sao? (Đoạn văn 200 chữ)
về câu hỏi!