Câu hỏi:
20/12/2024 84(…)
VŨ NHƯ TÔ – Cảnh ngộ chúng tôi có khác chi cảnh ngộ bà? Có phần khổ nhục hơn nữa. Chế độ thì nghiệt ngã vô lý: nhà không cho làm cao, áo không cho mặc đẹp. Ai xây một kiểu nhà mới khả quan, thì lập tức kết vào tội lộng hành đem chém. Thành thử không ai dám vượt ra khuôn sáo nghìn xưa, nghề kiến trúc đọng lại như một vũng ao tù. Người có tài không được thi thố đành phải tiến về mặt tiểu xảo. Mà nói ngay đến những bọn này nào họ có được yên thân. Họ phải lẩn lút, giấu giếm. Vô phúc mà triều đình biết, thế là gia đình tan nát. Họ bị đóng cũi giải kinh, để làm những công việc nhà vua, thân giam trong nội như một tên trọng phạm, mãi đến khi mắt mờ, tay chậm, họ mới được thải hồi nguyên quán. Triều đình còn không ban cho họ một chút bổng nhờ để mưu sống buổi tàn niên. Cách đối đãi như thế, thì nhân tài nhiều sao được, mà ai chịu luyện tập cho thành tài? Thậm chí người ta nói kẻ có tài đã không giúp cho gia đình, còn là một cái vạ nữa.
ĐAN THIỀM – Thảo nào mà nước ta không có lấy một lâu đài nào ra hồn, khả dĩ sánh với những lâu đài Trung Quốc. Ngay cả Chiêm Thành cũng hơn ta nhiều lắm…
VŨ NHƯ TÔ – Tôi bẩm sinh có khiếu về kiến trúc. Tôi đã học văn, sau bỏ văn tập nghề, nhưng tập thì tập, vẫn lo nơm nớp, chỉ sợ triều đình biết, thì vợ con ở nhà nheo nhóc, mà mình cũng không biết bao giờ được tháo cũi xổ lồng. Vua Hồng Thuận ngày nay càng khinh rẻ chúng tôi, cách đối đãi lại bạc ác. Chẳng qua là cái nợ tài hoa, chứ thực ra theo nghề ở ta lợi chẳng có mà nhục thì nhiều.
ĐAN THIỀM – Chính vì thế mà ông càng đáng trọng.
VŨ NHƯ TÔ – Trọng để làm gì? Tìm danh vọng chúng tôi đã chẳng chọn nghề này. Đời lẩn lút…
ĐAN THIỀM – Vậy thì các ông luyện nghề làm gì, luyện mà không đem ra thi thố?
VŨ NHƯ TÔ – Đó là nỗi khổ tâm của chúng tôi. Biết đa mang là khổ nhục mà không sao bỏ được. Như bóng theo hình. Chúng tôi vẫn chờ dịp.
ĐAN THIỀM – Dịp đấy chứ đâu? Cửu Trùng Đài…
[…]
VŨ NHƯ TÔ – Xây Cửu Trùng Đài cho một tên bạo chúa, một tên thoán nghịch, cho một lũ gái dâm ô? Tôi không thể đem tài ra làm một việc ô uế, muôn năm làm bia miệng cho người đời được.
ĐAN THIỀM– Ông biết một mà không biết hai. Ông có tài, tài ấy phải đem cống hiến cho non sông, không nên để mục nát với cỏ cây. Ông không có tiền, ông không có thể dựng lấy một tòa đài như ý nguyện. Chấp kinh, phải tòng quyền. Đây là lúc ông nên mượn tay vua Hồng Thuận mà thực hành cái mộng lớn của ông… Ông khẽ tiếng. Đó là tiểu tiết. Ông cứ xây lấy một tòa đài cao cả. Vua Hồng Thuận và lũ cung nữ kia rồi mất đi nhưng sự nghiệp của ông còn lại về muôn đời. Dân ta nghìn thu được hãnh diện, không phải thẹn với những cung điện đẹp nước ngoài, thế là đủ. Hậu thế sẽ xét công cho ông, và nhớ ơn ông mãi mãi. Ông hãy nghe tôi làm cho đất Thăng Long này thành nơi kinh kỳ lộng lẫy nhất trần gian.
VŨ NHƯ TÔ – Đa tạ. Bà đã khai cho cái óc u mê này. Thiếu chút nữa, tôi nhỡ cả. Những lời vàng ngọc tôi xin lĩnh giáo. Trời quá yêu nên tôi mới được gặp bà.
ĐAN THIỀM – Tôi cũng may được gặp ông. Xin ông cố đi. Đức vua ngự tới…
(Trích Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, Hà Minh Đức sưu tầm, biên soạn, giới thiệu, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1997)
Những nhân vật nào xuất hiện trong đoạn trích ?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
D. Cả A và B
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Những lời nói của các nhân vật ở trong đoạn trích được gọi là:
Lời giải của GV VietJack
C. Lời thoại
Câu 3:
Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết Vũ Như Tô có tài năng gì?
Lời giải của GV VietJack
D. Tài kiến trúc
Câu 4:
Đan Thiềm muốn Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài nhằm mục đích gì?
Lời giải của GV VietJack
D. Cả A và B
Câu 5:
Nhân vật Vũ Như Tô hiện lên trong đoạn trích là một con người có tính cách như thế nào?
Lời giải của GV VietJack
C. Không có chính kiến rõ ràng
Câu 6:
Nhận xét nào sau đây nói lên tính cách của Đan Thiềm?
Lời giải của GV VietJack
D. Cả A và B
Câu 7:
Phát biểu nào sau đây nói lên nội dung khái quát của đoạn trích?
Lời giải của GV VietJack
D. Đan Thiềm thuyết phục Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài để tô điểm cho đất nước
Câu 8:
Văn bản trên thuộc thể loại văn học nào?
Lời giải của GV VietJack
A. Kịch
Câu 9:
Qua lời thoại của Vũ Như Tô: “Xây Cửu Trùng Đài cho một tên bạo chúa, một tên thoán nghịch, cho một lũ gái dâm ô?”, bạn rút ra được điều gì về bản chất của giai cấp thống trị đương thời?
Lời giải của GV VietJack
Qua lời thoại của Vũ Như Tô: “Xây Cửu Trùng Đài cho một tên bạo chúa, một tên thoán nghịch, cho một lũ gái dâm ô?”, ta thấy giai cấp thống trị đương thời là một bọn lộng quyền, không chính danh, ăn chơi sa đọa, không màng đến lợi ích của nhân dân, của đất nước.
Câu 10:
Từ nội dung đoạn trích, bạn có suy nghĩ gì về sứ mệnh của người tài?
Lời giải của GV VietJack
Suy nghĩ về sứ mệnh của người tài:
- Người tài cần đem tài năng và tâm sức của mình để phục vụ cho lợi ích của nhân dân, của đất nước
- Người tài phải có chí khí, không khuất phục trước cường quyền
Câu 11:
Hãy viết bài văn nghị luận phân tích hình tượng nhân vật Vũ Như Tô và Đan Thiềm ở đoạn trích trên.
Lời giải của GV VietJack
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Đảm bảo cấu trúc ba phần: Mở - Thân - Kết
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích hình tượng nhân vật Vũ Như Tô và Đan Thiềm ở đoạn trích trên.
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:
1. Mở bài
- Giới thiệu đoạn trích: “Vũ Như Tô” là một vở bi kịch đặc sắc của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Đoạn trích đã cho ở đề bài là một trong những đoạn trích tiêu biểu của vở kịch, nói về cuộc gặp gỡ giữa hai con người “đồng bệnh tương lân”, đó là Vũ Như Tô và Đan Thiềm.
- Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá: Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi vào phân tích hai hình tượng nhân vật đó.
2. Thân bài
* Hình tượng nhân vật Vũ Như Tô
- Là một người có tài về kiến trúc. Tài năng đó được chính ông thừa nhận: Tôi bẩm sinh có khiếu về kiến trúc. Tài năng đó vang danh thiên hạ, nên được Đan Thiềm biết đến và mời ông vào để được gặp mặt.
- Vũ Như Tô là một người có phẩm giá: ông có tài nhưng không bán rẻ tài năng của mình để được phú quý, không muốn đem cái tài của mình ra để phục vụ bọn thống trị thối nát. Chính vì thế mà ông phải lánh mình, phải ẩn thân.
- Tuy nhiên, ở ông có một hạn chế, đó là ông không có được một tầm nhìn sâu rộng, không nhìn nhận được mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. Chính hạn chế này đã khiến ông đồng ý với Đan Thiềm, quyết xây Cửu Trùng Đài để tô điểm cho đất nước trong lúc nhân dân đang lầm than, đói khổ. Cái mơ mộng của ông và của Đan Thiềm là đẹp, là có tâm với đất nước, nhưng nó đi ngược lại với lợi ích của nhân dân.
* Nhân vật Đan Thiềm
- Đan Thiềm là một người biết quý trọng người tài. Chính vì tấm lòng đó mà bà đã vời Vũ Như Tô đến để gặp mặt. Không chỉ quý trọng tài năng của Vũ Như Tô, bà còn quý trọng nhân cách của ông, khi ông quyết ẩn thân chứ không ra mặt để giúp bọn thống trị thối nát.
- Đan Thiềm là tuy là một cung nữ, nhưng có những suy nghĩ lớn. Bà nghĩ đến đất nước, nghĩ đến vị thế của đất nước trong so sánh với các nước khác, và muốn đất nước mình cũng có một công trình kiến trúc để “dân ta nghìn thu được hãnh diện, không phải thẹn với những cung điện đẹp nước ngoài”, để “làm cho đất Thăng Long này thành nơi kinh kỳ lộng lẫy nhất trần gian”. Bà cũng muốn tài năng của Vũ Như Tô sẽ được lưu danh tiếng muôn thuở, chứ không phải để tài năng mai một, bị chìm vào quên lãng. Chính vì những suy tư đó mà Đan Thiềm đã thuyết phục Vũ Như Tô lợi dụng ý định của vua Hồng Thuận để xây nên một Cửu Trùng Đài kì vĩ.
- Tuy nhiên, cũng như Vũ Như Tô, Đan Thiềm không nhìn ra mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, giữa cái mơ mộng cao đẹp đó với hiện thực đời sống của nhân dân. Muốn xây được Cửu Trùng Đài thì phải huy động sức dân, và phải có tiền bạc, tiền bạc của vua cũng là thu từ dân, như vậy sưu thuế của dân sẽ thêm nặng. Đây chính là chỗ hạn chế dẫn đến sau này, nhân dân nổi loạn và đốt cháy Cửu Trùng Đài.
3. Kết bài
- Khẳng định khái quát những nét đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật của đoạn trích: Với việc xây dựng nhân vật đặc sắc qua hệ thống lời thoại giàu tính triết lí, đoạn trích trên đã làm nổi bật vẻ đẹp của hai nhân vật Vũ Như Tô và Đan Thiềm, qua đó gửi gắm thông điệp sâu sắc về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời.
- Nêu ý nghĩa của truyện kể đối với bản thân và người đọc: Đoạn trích trên đã giúp ta hiểu được rằng: mọi sáng tạo nghệ thuật đều phải xuất phát từ cơ sở thực tế, và hướng tới phục vụ lợi ích của con người.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 4:
Nhân vật Vũ Như Tô hiện lên trong đoạn trích là một con người có tính cách như thế nào?
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 6
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 3
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 5
Đề thi giữa kì 1 lớp 11 môn Ngữ Văn có đáp án (Đề 1)
Bộ 15 đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án - Đề 8
Bộ 15 đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án - Đề 7
về câu hỏi!