Câu hỏi:
29/02/2020 324Nung nóng 30,52 gam hỗn hợp rắn gồm Ba(HCO3)2 và NaHCO3 đến khi khối lượng không đổi thu được 18,84 gam rắn X và hỗn hợp Y chứa khí và hơi. Cho toàn bộ X vào lượng nước dư, thu được dung dịch Z. Hấp thụ ½ hỗn hợp Y vào dung dịch Z, thu được dung dịch T chứa m gam chất tan. Giá trị của m là
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án C
Khi nung đến khối lượng không đổi ta có:
Ba(HCO3)2 → BaO
NaHCO3 → Na2CO3.
Đặt nBa(HCO3)2 = a
và nNaHCO3 = b ta có:
PT theo m hỗn hợp:
259a + 84b = 30,52 (1).
PT theo m rắn sau khi nung:
153a + 53b = 18,84 (2)
+ Giải hệ (1) và (2) ta có
a = 0,04 và b = 0,24.
● Bảo toàn cacbon
⇒ Y chứa 0,2 mol CO2 và hơi nước
+ Hòa tan X vào H2O ta có:
BaO nBa(OH)2 = 0,04 mol
Nhận thấy nCO2 cho vào < nOH–
⇒ CO2 sẽ bị hấp thụ để tạo muối HCO3–.
Ta có nBaCO3 = 0,04 mol
⇒ Bảo toàn khối lượng ta có:
mChất tan trong T
= 0,04×171 + 0,12×106 + 0,1×44
+(0,1–0,04×2)18 – 0,04×197
= 16,44 gam
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
(a) X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O
(b) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4
(c) nX3 + nX4 → nilon-6,6 + 2nH2O
(d) 2X2 + X3 → X5 + 2H2O
Phân tử khối của X5 là
Câu 2:
Đốt cháy hết 0,2 mol hỗn hợp X gồm amin Y (CnH2n + 3N) và amino axit Z (CmH2m+1O2N) cần dùng vừa đủ 0,45 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Số đồng phân cấu tạo của Z là
Câu 3:
Hòa tan hết 8,56 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO trong 400 ml dung dịch HNO3 1M, kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,01 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Điện phân dung dịch Y (điện cực trơ, không màng ngăn, hiệu suất 100%) với I = 5A, trong 1 giờ 20 phút 25 giây. Khối lượng catot tăng lên và tổng thể tích khí thoát ra (đktc) ở hai điện cực khi kết thúc điện phân lần lượt là
Câu 4:
Cho 0,18 mol hỗn hợp X gồm glyxin và lysin phản ứng vừa đủ với 240 ml dung dịch HCl 1M. Nếu lấy 26,64 gam X trên phản ứng với 300 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
Câu 5:
Cho ancol metylic phản ứng với axit propionic có xúc tác H2SO4 đặc, thu được este X. Giá trị MX bằng
Câu 6:
Khi đốt cháy hoàn toàn một este X no, đơn chức, mạch hở thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este X là
về câu hỏi!