Câu hỏi:
01/03/2020 240Xét các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
1. Áp lực làm thay đổi tần số alen của đột biến là không đáng kể.
2. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa.
3. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen của sinh vật thông qua đó chọn lọc kiểu hình thích nghi.
4. Quá trình đột biến cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa,
5. Sự hình thành loài mới luôn gắn liền với sự hình thành quần thể sinh vật thích nghi.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn đáp án C
Đột biến ngoài vai trò là nguồn nguyên liệu tiến hóa sơ cấp, nó còn gây ra một áp lực làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể. Áp lực của quá trình đột biến biểu hiện ở tốc độ biến đổi tần số tương đối của alen bị đột biến. Tần số đột biến đối với từng gen rất thấp, nên áp lực của quá trình đột biến là không đáng kể, nhất là đối với những quần thể lớn.
Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình thông qua đó làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen.
Quá trình đột biến cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa, thông qua quá trình giao phối tạo ra các biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa.
STUDY TIP
Sự hình thành loài mới cần được hiểu rằng sự xuất hiện của một cá thể thích nghi chưa phải là sự xuất hiện loài mới. Nó phải được sinh sản, nhân lên về số lượng thành một quần thể và đứng vững qua chọn lọc tự nhiên như một khâu trong hệ sinh thái. Do đó, sự hình thành loài mới gắn liền với sự hình thành quần thể sinh vật thích nghi.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên NST giới tính X gây nên (Xm), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là
Câu 2:
Ở một loài thực vật tính trạng màu sắc hoa do hai cặp gen trên hai cặp NST khác nhau chi phối, kiểu gen chứa hai loại gen trội cho hoa đỏm kiểu gen chỉ chứa một loại gen trội cho hoa hồng, kiểu gen đồng hợp lặn cho hoa trắng. Tiến hành tự thụ phấn cây hoa đỏ dị hợp hai cặp gen được F1. Xét các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Tỷ lệ cây dị hợp tử ở F1 là 50%.
II. Nếu cho các cây hoa đỏ F1 giao phấn ngẫu nhiên thì tỷ lệ hoa đỏ thuần chủng trong số những cây hoa đỏ ở F2 thu được là 25%.
III. Nếu cho các cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn tỷ lệ cây hoa hồng thu được khoảng 22,78%.
IV. Nếu cho cây hoa hồng F1 giao phấn ngẫu nhiên đến khi cân bằng di truyền thì tỷ lệ kiểu hình thu được là 25 hoa đỏ : 40 hoa hồng : 16 hoa trắng.
Câu 3:
Xét một quần thể có 2 alen (A, a). Quần thể khởi đầu có số cá thể tương ứng với từng loại kiều gen là: 65AA:26Aa:169aa. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể này là
Câu 4:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 3 cặp gen (A,a; B,b; D, d) nằm trên 3 cặ NST khác nhau chi phối. Kiểu gen có mặt cả 3 loại gen trội quy định hoa đỏ, kiểu gen chỉ có mặt 2 loại gen trội A và B quy định hoa hồng, các kiểu gen còn lại đều quy định hoa trắng. Cho cây dị hợp tử 3 cặp gen tự thụ phấn thu được F1. Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
1. Tỷ lệ kiểu hình ở F1 là 9 đỏ : 6 hồng : 1 trắng.
2. Có 6 kiểu gen thuần chủng quy định hoa màu trắng.
3. Trong số những cây hoa trắng, tỷ lệ cây thuần chủng là 3:14.
4. Lấy 2 cây hoa hồng giao phấn với nhau đời con xuất hiện toàn hoa hồng. Có 5 phép lai khác hau cho kết quả phù hợp.
Câu 5:
Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24, tế bào sinh dưỡng của thể ba có số lượng nhiễm sắc thể là
Câu 6:
Ở một loài thực vật, khi đem lai hai cây hoa trắng với nhau thu được F1, cho F1 tự thụ phấn được F2 với tỷ lệ 1455 cây hoa trắng : 185 cây hoa đỏ nhạt : 117 cây hoa hồng : 130 cây hoa đỏ : 33 cây hoa đỏ đậm. Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Nhìn vào kiểu hình F2 về màu hoa biến thiên từ trắng đến đỏ đậm ta có thể dự đoán đã xảy ra tương tác cộng gộp.
II. F1 dị hợp 3 cặp gen.
III. Cây hoa trắng có thể có 18 kiểu gen.
IV. Cho cây F1 lai với cây đỏ đậm F2 không thể thu được hoa trắng.
Câu 7:
Hai quần thể A và B khác loài sống trong cùng một khu vực địa lý và có các nhu cầu sống giống nhau, xu hướng biến động cá thể khi xảy ra cạnh tranh là:
(1) Nếu quần thể A và B cùng bậc phân loại thì loài có tiềm năng sinh học cao hơn sẽ thắng thế, số lượng cá thể tăng. Loài còn lại giảm dần số lượng và có thể diệt vong.
(2) Cạnh tranh gay gắt làm một loài sống sót, 1 loài diệt vong.
(3) Nếu 2 loài khác bậc phân loại thì loài nào tiến hóa hơn sẽ thắng thế, tăng số lượng cá thể.
(4) Hai loài vẫn tồn tại nhưng phân hóa thành các ổ sinh thái khác nhau.
(5) Loài nào có số lượng nhiều hơn sẽ thắng thế, tăng số lượng. Loài còn lại bị diệt vong.
Tổ hợp đúng là
về câu hỏi!