Câu hỏi:

01/03/2020 357

Khi nói về các nhân tố tiến hóa, xét các kết luận sau:

I. Nhân tố tiến hóa là những nhân tố có khả năng làm biến đổi tần số kiểu gen của quần thể

II. Không phải nhân tố tiến hóa nào cũng có khả năng làm biến đổi tần số alen của quần thể

III. Yếu tố ngẫu nhiên không phải lúc nào cũng loại bỏ hoàn toàn các alen lặn có hại ra khỏi quần thể

IV. Đột biến, giao phối ngẫu niên, di – nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên là các nhân tố tiến hóa cơ bản

Đáp án chính xác

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Chọn đáp án D.

Các phát biểu số I, II, III đúng.

- Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen nhưng nó vẫn làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể theo hướng tăng tỉ lệ đồng hợp, giảm tỉ lệ dị hợp do đó nó vẫn được coi là nhân tố tiến hóa.

- Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi tần số kiểu gen nhưng không làm thay đổi tần số alen. Trong đó, tỉ lệ dị hợp giảm dần và tỉ lệ đồng hợp tử tăng dần qua các thế hệ, tạo điều kiện cho các alen lặn được biểu hiện kiểu hình. Cần lưu ý, ngẫu phối không được xem là nhân tố tiến hóa, vì sự ngẫu phối giữa các cá thể trong quần thể tạo nên trạng thái cân bằng của quần thể, vì vậy nó không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

- Các yếu tố ngẫu nhiên không phải lúc nào cũng loại bỏ hoàn toàn các alen có hại ra khỏi quần thể vì bản chất của các yếu tố ngẫu nhiên xuất hiện có thể do những vật cản địa lí chia cắt khu phân bố của quần thể thành những phần nhỏ, hoặc do sự di chuyển của 1 nhóm cá thể đi lập quần thể mới đã tạo ra tần số tương đối của các alen khác với quần thể gốc (hiện tượng “Kẻ sáng lập”).

IV sai. Giao phối ngẫu nhiên không được xem là nhân tố tiến hóa.

STUDY TIP

Một nhân tố được xem là nhân tố tiến hóa khi mà sự tác động của nó làm thay đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Ở một loài động vật, có cơ chế xác định giới tính giống như người, xét 3 locut gen: locut 1 có alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng; locut 2 có alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định chân thấp; locut 1 và locut 2 cũng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường; locut 3 có alen D quy định lông đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định lông đen và locut này nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể X. Đem con cái dị hợp về ba cặp gen trên lai với con đực chân cao, mắt đỏ, lông đỏ thu được F1 có 27,28% con cái chân cao, mắt đỏ, lông đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, tỉ lệ chân cao dị hợp, mắt đỏ, lông đỏ ở F1 không thể là?

Xem đáp án » 01/03/2020 4,312

Câu 2:

Khi nói về động lực của sự vận chuyển nước trong thân cây, có các phát biểu sau:

I. Nước muốn vận chuyển được trong mạch xylem thì sức hút nước của lá phải bằng hoặc lớn hơn lực cản của trọng lực và ma sát của dòng chảy qua mạch dẫn

II. Động lực vận chuyển nước trong cây gồm 3 động lực chính : áp suất rễ, sức kéo của quá trình thoát hơi nước và các lực đẩy trung gian. Trong đó lực đẩy của quá trình thoát hơi nước có vai trò quan trọng hơn cả

III. Các tác nhân ức chế hoạt động sống của rễ, ức chế hô hấp của rễ không ảnh hưởng đến sự vận chuyển nước trong cây

IV. Khi độ ẩm không khí càng lớn thì lực đẩy do quá trình thoát hơi nước tạo ra càng lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự vận chuyển nước từ rễ lên thân, lá

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

Xem đáp án » 01/03/2020 3,805

Câu 3:

Enzym nào dưới đây có vai trò nối các đoạn Okazaki trong quá trình tái bản ADN?

Xem đáp án » 01/03/2020 3,275

Câu 4:

Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp

II. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau

III. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit

IV. Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến

Xem đáp án » 01/03/2020 2,919

Câu 5:

Một quần thể động vật giao phối màu sắc lông do một gn có 5 alen quy định theo thứ tự trội lặn hoàn toàn: A1 lông đen >> A2 lông xám >> A3 lông vàng >> A4 lông nâu >> A5 lông trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền, có 0,51 lông đen : 0,13 lông xám : 0,2 lông vàng : 0,15 lông nâu : 0,01 lông trắng. Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tỉ loại từng loại alen lần lượt là : A1:A2:A3:A4:A5 = 0,3:0,1:0,2:0,3:0,1

II. Cho các con lông đen giao phối với các con lông nâu thì tỉ lệ lông trắng thu được là 2/85

III. Cho các con lông vàng giao phối với nhau thì tỉ lệ lông vàng thu được là 20/25

IV. Cho các con lông vàng giao phối với lông xám tỉ lệ lông trắng thu được ở đời sau là 1/130

Xem đáp án » 01/03/2020 2,543

Câu 6:

Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b định hoa trắng. Cho các cây thân cao, hoa trắng giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng (P), thu được F1 gồm 87,5% cây thân cao, hoa trắng và 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, nếu cho các cây thân cao, hoa trắng ở thế hệ P giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì thu được đời con có số cây thân cao, hoa trắng chiếm tỉ lệ?

Xem đáp án » 01/03/2020 1,523

Câu 7:

Cho ruồi giấm cái mắt đỏ giao phối với ruồi giấm đực mắt trắng (P), thu được F1 toàn ruồi mắt đỏ. Cho ruồi F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng, trong đó tất cả các ruồi mắt trắng đều là ruồi đực. Cho biết các tính trạng màu mắt ở ruồi giấm do một gen có hai alen quy định. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây?

I. Ở P, ruồi cái mắt đỏ có hai loại kiểu gen

II. Ở F2 có 5 loại kiểu gen

III. Cho ruồi mắt đỏ F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau, thu được F3 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 3:1:3:1

IV. Cho ruồi F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau, thu được F3 có số ruồi mắt đỏ chiếm tỉ lệ 81,25%

Xem đáp án » 01/03/2020 1,243

Bình luận


Bình luận