Câu hỏi:
17/01/2025 11Câu 2 (4,0 điểm) Chỉ thông qua việc đọc, ta cũng có thể tự học. Người đọc có kỹ năng luôn chủ động đặt câu hỏi khi đọc. Họ đặt câu hỏi để hiểu; để đánh giá những gì họ đang đọc; để đưa ra những ý niệm quan trọng vào trong tư duy của mình”.
(Cẩm nang tư duy đặt câu hỏi..., Richard Paul. NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2020) Em hãy viết bài (500 chữ) bàn luận về ý kiến trên và đề xuất một giải pháp rèn luyện thói quen đọc sách và tự đặt câu hỏi cho bản thân.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận - Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. |
0,25 điểm |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Bàn luận về ý kiến trên và đề xuất một giải pháp rèn luyện thói quen đọc sách và tự đặt câu hỏi cho bản thân. |
0,25 điểm |
c. Triển khai vấn đề nghị luận - Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. - HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 1. Mở bài - Nêu vấn đề: Tự học và vai trò của tự học. - Giới thiệu ý kiến. - Tầm quan trọng của việc đọc và đặt câu hỏi đối với học sinh. 2. Thân bài * Bàn luận về ý kiến của của Richard Paul. - Đặt câu hỏi để hiểu: Việc đặt câu hỏi giúp người đọc tập trung vào nội dung và tìm kiếm câu trả lời cho những điều họ chưa biết. Điều này khuyến khích sự tò mò và ham học, giúp họ hiểu rõ hơn về các khái niệm và thông tin mà tác giả muốn truyền đạt. - Đặt câu hỏi để đánh giá: Bằng cách đặt câu hỏi, người đọc có thể đánh giá và phê phán thông tin một cách tự lập. Điều này đặt họ ở vị trí chủ động trong quá trình đọc sách, từ đó xây dựng khả năng phân tích và đánh giá thông tin một cách toàn diện hơn. - Đặt câu hỏi để đưa ý niệm vào tư duy: Việc đặt câu hỏi giúp người đọc tạo ra những ý niệm cá nhân và đưa chúng vào quá trình tư duy. Câu hỏi không chỉ giúp họ nắm bắt thông tin mà còn kích thích sự sáng tạo và tư duy độc lập. - Kỹ năng đặt câu hỏi là một công cụ tư duy: đặt câu hỏi là cầu nối giữa người đọc và tác phẩm, đồng thời tạo nên một không gian tư duy độc lập và đa chiều. * Thể hiện chính kiến cá nhân. - Đánh giá ý kiến. - Nhận thức, hành động của cá nhân. 3. Kết bài - Khẳng định lại vai trò của việc đọc và đặt câu hỏi. - Đề xuất giải pháp của cá nhân. |
3,0 điểm |
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0,25 điểm |
e. Sáng tạo - Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng. - Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu. |
0,25 điểm |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tóm tắt các sự việc, nêu nhân vật chính và thể loại của văn bản Sáu kẻ tình nghi.
Câu 2:
II. Viết (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn (150 chữ) phân tích nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm Sáu kẻ tình nghi của Phạm Cao Củng.
Câu 4:
Xác định một số manh mối quan trọng trong vụ án mạng ông Phạm Viên. Phân tích và đánh giá vai trò của người điều tra trong toàn truyện.
Câu 5:
Nhân vật tội phạm Phan Vỹ được tác giả khắc họa như thế nào? Hắn có vai trò gì trong văn bản Sáu kẻ tình nghi?
Câu 6:
Những yếu tố nào trong văn bản Sáu kẻ tình nghi trên có khả năng tác động mạnh mẽ tới người đọc? Xác định, phân tích yếu tố tác động tới nhận thức của em về con người?
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 6)
về câu hỏi!