Câu hỏi:
02/03/2020 183Ở một loài thực vật tự thụ phấn, tính trạng màu sắc hoa do hai gen không alen phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen đồng thời có mặt gen A và B quy định hoa màu đỏ; khi trong kiểu gen chỉ có một trong hai gen A hoặc B, hoặc không có cả hai gen A và B quy định hoamàu trắng. Cho cây dị hợp hai cặp gen tự thụ phấn thu được F1.Quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các giao tử đều tham gia thụ tinh hình thành hợp tử. Theo lí thuyết, nếu cho mỗi cây F1 tự thụ phấn thì thế hệ F2có thể xuất hiện những tỉ lệ phân li màu sắc hoa nào sau đây?
(1) 56,25%cây hoa đỏ : 43,75% cây hoa trắng.
(2) 50% cây hoa đỏ : 50% cây hoa trắng.
(3) 100% cây hoa đỏ.
(4) 75% cây đỏ : 25% cây hoa trắng.
(5) 25% cây đỏ : 75% cây hoa trắng.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án A
– Quy ước gen: A–B–: hoa đỏ; (A–bb + aaB– + aabb): hoa trắng.
– P: AaBb tự thụ.
F1: 9A–B–: 3A–bb: 3aaB–:1aabb.
– Cho các cây F1 tự thụ:
+ AABB x AABB → 100% hoa đỏ.
+ AaBB x AaBB → 75% hoa đỏ: 25% hoa trắng.
+ AABb x AABb → 75% hoa đỏ: 25% hoa trắng.
+ AaBb x AaBb → 56,25% hoa đỏ: 43,75% hoa trắng.
+ Các cây hoa trắng (A–bb, aaB–, aabb) tự thụ đều cho con 100% hoa trắng.
→ Theo đề bài, tỉ lệ có thể xuất hiện là (1), (3) và (4).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂ AaBbDd x ♀AaBbdd. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào có hiện tượng cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường; ở cơ thể cái, ở một số tế bào có hiện tượng NST mang gen A không phân li trong giảm phân II, các sự kiện khác diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử thừa nhiễm sắc thể?
Câu 4:
Lấy hạt phấn của cây có kiểu gen Aa thụ phấn cho cây có kiểu gen Aa. Trong các hạt được tạo ra, hạt có nội nhũ mang kiểu gen AAa thì kiểu gen của phôi là
Câu 5:
Trong cùng một ao nuôi cá, người ta thường nuôi ghép các loài cá như mè trắng, cá mè hoa, cá trắm cỏ, cá trắm đen, cá rô phi,... có các ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau chủ yếu nhằm mục đích gì?
Câu 6:
Ở ruồi giấm, nếu trên mỗi cặp NST thường chỉ xét 1 gen có 3 alen và trên NST giới tính xét 1 gen có 2 alen nằm trên vùng tương đồng của cặp NST giới tính XY thì theo lý thuyết, số kiểu gen tối đa thu được ở các thể ba là bao nhiêu? Giả sử rằng các trường hợp thể ba đều không ảnh hưởng đến sức sống của cá thể.
Câu 7:
Một đoạn của gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ có trật tự nucleotit trên mạch bổ sung như sau:
Các bộ ba |
3’ TAX–AAG–AAT–GAG–…–ATT–TAA–GGT–GTA–AXT–5’ |
Số thứ tự các bộ ba |
1 2 3 4 … 80 81 82 83 84 |
Biết rằng các codon 5’GAG3’ và 5’GAA3’ cùng mã hóa cho axit amin Glutamic, 5’GAU3’ và 5’GAX3’ cùng mã hóa cho axit amin Asparagin. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Chuỗi polipeptit trong phân tử protein được dịch ra từ đoạn gen trên có chứa 79 axit amin.
(2) Đột biến thay thế một cặp nucleotit bất kì xảy ra tại bộ ba thứ 82 trong đoạn gen trên luôn làm biến đổi thành phần của chuỗi polipeptit do gen qui định tổng hợp.
(3) Đột biến mất một cặp nucleotit thứ 9 tính từ đầu 3’ của đoạn mạch trên sẽ làm cho chuỗi polipeptit do gen qui định tổng hợp bị mất đi một số axit amin so với chuỗi polipeptit bình thường.
(4) Đột biến thay thế một cặp nucleotit X–G thành T–A xảy ra tại nucleotit thứ 10 tính từ đầu 3’ không ảnh hưởng đến số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin trong chuỗi polipeptit do gen qui định tổng hợp.
về câu hỏi!