Câu hỏi:

21/01/2025 13

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng tình yêu nước đối với thế hệ trẻ.

Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Bồi dưỡng tình yêu nước với thế hệ trẻ.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

I. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề: Yêu nước là phẩm chất quý báu và truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam.

- Khẳng định tầm quan trọng: Việc bồi dưỡng tình yêu nước cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách.

II. Thân bài

1. Giải thích về tình yêu nước và thế hệ trẻ

- Tình yêu nước: Tình cảm gắn bó, tự hào về đất nước và ý thức trách nhiệm đối với sự phát triển của dân tộc.

- Thế hệ trẻ: Là tương lai của đất nước, lực lượng đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ và xây dựng quê hương.

2. Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng tình yêu nước

- Giúp thế hệ trẻ hiểu và trân trọng lịch sử, truyền thống dân tộc:

+ Biết ơn những hy sinh của cha ông trong các cuộc đấu tranh giành độc lập.

+ Nhận thức rõ giá trị của độc lập, tự do, hòa bình.

- Góp phần xây dựng nhân cách và ý thức trách nhiệm:

+ Rèn luyện đạo đức, tinh thần cống hiến và lòng tự hào dân tộc.

+ Thúc đẩy ý chí vượt khó, sáng tạo để đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

- Tạo động lực cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước:

+ Xây dựng ý thức gìn giữ chủ quyền quốc gia, bảo vệ môi trường và cộng đồng.

+ Khuyến khích sự tham gia tích cực trong các phong trào xã hội và công cuộc đổi mới.

3. Thực trạng và giải pháp bồi dưỡng tình yêu nước

- Thực trạng:

+ Một số bạn trẻ thờ ơ, thiếu hiểu biết về lịch sử và trách nhiệm với đất nước.

+ Ảnh hưởng từ lối sống thực dụng và văn hóa ngoại lai.

- Giải pháp:

+ Giáo dục từ gia đình, nhà trường và xã hội:

. Đưa nội dung giáo dục về tình yêu nước vào chương trình học và các hoạt động ngoại khóa.

. Tổ chức các chương trình tham quan di tích lịch sử, giao lưu văn hóa.

+ Tạo môi trường cho thế hệ trẻ rèn luyện và thể hiện lòng yêu nước:

. Khuyến khích tham gia các phong trào đoàn, hội, các hoạt động cộng đồng.

. Phát huy vai trò của công nghệ để lan tỏa giá trị yêu nước.

III. Kết bài

- Khẳng định lại tầm quan trọng của việc bồi dưỡng tình yêu nước đối với thế hệ trẻ.

- Kêu gọi các thế hệ cùng chung tay xây dựng, bảo vệ đất nước và truyền cảm hứng yêu nước cho tương lai.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt

e. Sáng tạo

- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.                                                                                                          

- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.
 
*Lưu ý: Phần hướng dẫn trên đây chỉ là những gợi ý, định hướng. Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau, giám khảo cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm và câu trả lời của học sinh để đánh giá cho điểm phù hợp, ưu tiên những bài làm có tính sáng tạo cao.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Văn bản Trung thu thuộc thể thơ nào? Vì sao em xác định như vậy?

Xem đáp án » 21/01/2025 80

Câu 2:

Đọc bài thơ Ngắm trăng (Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh) và xác định nét tương đồng, khác biệt với bài thơ Trung thu ở phần đọc, từ đó nhận xét tình cảm của Hồ Chí Minh đối với thiên nhiên.

Xem đáp án » 21/01/2025 9

Câu 3:

Bài thơ diễn tả cảm xúc của ai? Ở thời điểm nào?

Xem đáp án » 21/01/2025 0

Câu 4:

Nội dung của hai câu đề là gì? Vì sao nhân vật trữ tình ngắm trăng trong nỗi sầu?

Xem đáp án » 21/01/2025 0

Câu 5:

Cảnh ngộ éo le, trớ trêu của người tù cách mạng Hồ Chí Minh được thể hiện như thế nào trong bài thơ Trung thu? Hãy phân tích rõ điều đó và nhận xét sự phá cách, sáng tạo của Hồ Chí Minh trong 2 câu luận (so với quy tắc thơ Đường luật).

Xem đáp án » 21/01/2025 0

Câu 6:

Đối chiếu bản dịch thơ với nguyên tác (phiên âm, dịch nghĩa) và phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong 2 câu kết của bài thơ.

Xem đáp án » 21/01/2025 0

Bình luận


Bình luận