Câu hỏi:
21/01/2025 10Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Lòng yêu nước của tuổi trẻ.c. Triển khai vấn đề nghị luận
- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
I. Mở bài
- Giới thiệu về lòng yêu nước – giá trị truyền thống thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.
- Khẳng định vai trò quan trọng của thế hệ trẻ trong việc gìn giữ, vun đắp và phát huy lòng yêu nước.
II. Thân bài
1. Giải thích về lòng yêu nước và vai trò của thế hệ trẻ
- Lòng yêu nước: Tình yêu và sự tự hào về quê hương, đất nước; ý thức trách nhiệm bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
- Vai trò của thế hệ trẻ:
+ Lực lượng kế thừa và phát triển tương lai của đất nước.
+ Góp phần bảo vệ chủ quyền, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
2. Biểu hiện của lòng yêu nước ở thế hệ trẻ hiện nay
- Trong học tập và rèn luyện:
+ Học tập chăm chỉ, sáng tạo để nâng cao tri thức.
+ Tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới vào thực tiễn.
- Trong các hoạt động xã hội:
+ Tham gia các phong trào tình nguyện, hoạt động bảo vệ môi trường, giúp đỡ cộng đồng.
+ Tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền quốc gia: biển đảo, biên giới.
- Trong lối sống và tư duy:
+ Tự hào và gìn giữ văn hóa truyền thống.
+ Tinh thần phản biện tích cực, đấu tranh chống lại các luận điệu sai trái.
3. Thực trạng lòng yêu nước ở thế hệ trẻ hiện nay
- Những điểm tích cực:
+ Nhiều thanh niên nhiệt huyết, sáng tạo, luôn sẵn sàng cống hiến vì đất nước.
+ Tích cực trong các phong trào vì cộng đồng và bảo vệ chủ quyền quốc gia.
- Hạn chế:
+ Một bộ phận thờ ơ, chạy theo lối sống thực dụng, thiếu ý thức trách nhiệm.
+ Chịu ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai và mạng xã hội.
4. Giải pháp vun đắp và bồi dưỡng lòng yêu nước
- Giáo dục ý thức yêu nước qua gia đình, nhà trường và xã hội.
- Tạo điều kiện để thế hệ trẻ tham gia các hoạt động thực tiễn: thiện nguyện, bảo vệ môi trường, các phong trào đoàn, đội.
- Phát huy vai trò của truyền thông trong việc lan tỏa các giá trị tích cực về lòng yêu nước.
III. Kết bài
- Khẳng định tầm quan trọng của lòng yêu nước đối với thế hệ trẻ và sự phát triển bền vững của đất nước.
- Kêu gọi mỗi bạn trẻ ý thức rõ trách nhiệm, nỗ lực học tập, rèn luyện để cống hiến cho Tổ quốc.d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.e. Sáng tạo
- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.
- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Câu 4:
Câu 5:
Câu 6:
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 3)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 4
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 5)
về câu hỏi!