Câu hỏi:
02/03/2020 829Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Phân bố ngẫu nhiên là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp cho sinh vật tận dụng được nguồn sống tối đa và giảm sự cạnh tranh
II. Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy thuộc vào từng loài, thời gian và điều kiện môi trường
III. Mật độ cá thể trong quần thể là đại lượng biến thiên và thay đổi theo mùa, năm hoặc điều kiện môi trường sống
IV. Đường cong biểu thị sự tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện bị giới hạn có hình chữ S, qua điểm uốn tốc độ tăng trưởng của quần thể tăng dần
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn đáp án A.
Phát biểu số II, III đúng.
- I sai: phân bố ngẫu nhiên là kiểu phân bố ít gặp trong tự nhiên, xuất hiện trong điều kiện môi trường sống đồng nhất, các cá thể không có tính lãnh thổ, không có sự tụ họp và không có sự cạnh tranh gay gắt. Kiểu phân bố này giúp cho sinh vật tận dụng được tối đa nguồn sống trong môi trường. Kiểu phân bố phổ biến nhất trong tự nhiên là phân bố theo nhóm.
- II đúng: tỉ lệ giới tính trong quần thể thường xấp xỉ 1/1. Tuy nhiên, tỉ lệ này cũng có sự thay đổi tùy theo từng loài, thời gian sống, điều kiện sống, đặc điểm sinh lí và tập tính của loài.
- III đúng: mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy vào điều kiện sống.
- IV sai: trong điều kiện môi trường bị giới hạn, các yếu tố như không gian sống, thức ăn, nước uống… là những nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kích thước quần thể. Đường cong của kiểu tăng trưởng này có dạng chữ S. Thời gian đầu, số lượng cá thể tăng chậm do kích thước còn nhỏ. Sau đó, số lượng cá thể tăng lên rất nhanh ở trước điểm uốn nhờ tốc độ sinh sản vượt trội so với tốc độ tử vong. Sự tăng trưởng này đạt cực đại ở điểm uốn. Qua điểm uốn, sự tăng trưởng chậm dần do nguồn sống giảm, tốc độ tử vong tăng lên và cuối cùng số lượng bước vào trạng thái ổn định (tỉ lệ sinh sản và tử vong xấp xỉ nhau).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Người ta tiến hành nuôi các hạt phấn của cây có kiểu gen AabbDDEeGg thành các dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa để tạo ra các dòng thuần chủng. Theo lí thuyết, quá trình này sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau?
Câu 3:
Cho cây (P) thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn, thu được F1 gồm 37,5% cây thân cao, hoa đỏ; 37,5% cây thân cao, hoa trắng; 18,75% cây thân thấp, hoa đỏ; 6,25% cây thân thấp, hoa trắng. Biết tính trạng chiều cao cây do một cặp gen quy định, tính trạng màu sắc hoa do hai cặp gen khác quy định, không có hoán vị gen và không xảy ra đột biến. Nếu cho cây (P) giao phấn với cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn về ba cặp gen trên thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là?
Câu 4:
Trong hệ mạch máu ở người, loại mạch nào sau đây có tổng tiết diện lớn nhất?
Câu 5:
Ở một loài động vật, dạng lông do một cặp alen nằm trong NST thường quy định, trong đó, alen A quy định lông xoăn trội hoàn toàn so với alen a quy định lông thẳng. Một quần thể có 400 cá thể lông thẳng và 600 cá thể lông xoăn tiến hành giao phối ngẫu nhiên, đời F1 có tỉ lệ cá thể lông thẳng bằng 90% tỉ lệ cá thể lông thẳng ở thế hệ xuất phát. Hãy tính tỉ lệ cá thể lông xoăn có kiểu gen thuần chủng ở thế hệ xuất phát?
Câu 6:
Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: cào cào, thỏ và nai ăn cỏ; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các sinh vật thuộc cùng bậc dinh dưỡng cấp 2?
Câu 7:
Lưới thức ăn trong một quần xã sinh vật gồm các loài: cây gỗ lớn, cây bụi, cây cỏ, hươu, sâu, thú nhỏ, đại bàng, bọ ngựa và hổ. Trong đó đại bàng và hổ ăn thú nhỏ; bọ ngựa và thú nhỏ ăn sâu ăn lá; hổ có thể bắt hươu làm thức ăn; cây gỗ, cây bụi, cây cỏ là thức ăn của hươu, sâu, bọ ngựa. Có bao nhiêu nhận xét sau đây là đúng về lưới thức ăn được mô tả?
I. Hươu và sâu ăn lá cây dều thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1
II. Thú nhỏ, bọ ngựa và hổ là các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3
III. Nếu số lượng sâu giảm thì kéo theo sự giảm số lượng của bọ ngựa và thú nhỏ
IV. Nếu bọ ngựa bị tiêu diệt thì số lượng thú nhỏ ban đầu sẽ tăng nhưng sau đó giảm dần và về mức cân bằng.
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 1: Sinh học tế bào có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 1)
30 đề thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2022 có lời giải (Đề số 1)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 2)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 4)
về câu hỏi!