Câu hỏi:
21/01/2025 24TÌNH MẸ
Mẹ tôi là công nhân. Mẹ lúc nào cũng đầu tắt mặt tối với bao công việc. Về đến nhà, mẹ phải lo việc nội trợ trong gia đình. Nhìn mẹ vất vả mà tôi chẳng giúp gì được nhiều nên tôi càng thương mẹ nhiều hơn.
Những buổi sớm tinh mơ, khi tiếng gà gọi ông mặt trời còn chưa vang lên, cái bóng dáng hao gầy của mẹ đã trở dậy nấu cơm cho cả nhà ăn sáng rồi vội vã đi làm. Tôi còn nhớ lần tôi bị ốm nặng, trên khuôn mặt sạm nắng của mẹ chất chứa nỗi lo toan về tôi. Lúc ấy tôi thầm trách ông trời sao nỡ đối xử với mẹ tôi như vậy, mẹ đã vất vả quanh năm giờ đây lại phải lo lắng cho tôi nữa, tôi e mẹ sẽ kiệt sức mất. Mỗi lần tôi ngủ, đôi bàn tay chai gầy của mẹ nắm lấy bàn tay nhỏ bé của tôi, tôi cảm thấy ấm áp và như có thêm sức mạnh để chống lại căn bệnh quái ác kia. Mẹ tôi có một trái tim hiền hậu nhưng cũng mạnh mẽ vô cùng. Chính sự mạnh mẽ ấy đã giúp tôi chuyên tâm vào điều trị. Vào một ngày thu trong xanh, tôi được ra viện trở về với mái ấm gia đình của mình. Tôi thầm cảm ơn tình yêu thương của mẹ. Mẹ như ánh sáng mặt trời chiếu rọi mỗi khi tôi ở nơi tối tăm nhất của sự tuyệt vọng. Mẹ như con thuyền che chở và đưa tôi ra ngoài đại dương mênh mông xa xăm kia. Tôi yêu cái bóng dáng vội vã, yêu khuôn mặt sạm nắng, yêu đôi bàn tay chai gầy của mẹ. Hình như mọi thứ về mẹ đều đã in đậm trong trái tim tôi.
(Nguyễn Thị Dung)
Vào buổi sáng sớm, mẹ làm gì đầu tiên?
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
A. Nấu cơm cho gia đình.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Người mẹ được miêu tả qua những chi tiết nào?
Lời giải của GV VietJack
B. Bóng dáng hao gầy, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay chai gầy.
Câu 3:
Chi tiết nào không được nhắc đến trong bài đọc?
Lời giải của GV VietJack
D. Mẹ luôn đối xử tốt với mọi người xung quanh.
Câu 4:
Bài học chính nào được rút ra từ bài đọc?
Lời giải của GV VietJack
B. Cần biết yêu thương, biết ơn mẹ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu nào dưới đây là câu ghép?
A. Trăng đêm Rằm tròn vành vạnh và sáng vằng vặc.
B. Tiếng mưa êm như ru và sợi mưa đều như dệt.
C. Khi trời mưa bão, mọi người chớ ra ngoài đường.
D. Tiếng suối róc rách, ngân nga, hòa với tiếng gió.
Câu 3:
Chọn các từ ngữ (rồi, sau đó, còn, bắt đầu) điền vào chỗ trống để tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn.
Nhà tôi có một cây nhãn to. Thân nó mập, chắc lãn. Tán nó xum xuê tròn. Vào cuối mùa xuân, nhìn cây nhãn thật thích. ………………. thì hàng trăm hàng trăm nhánh non mà nâu sẫm đua nhau ngoi lên vượt các lớp lá xanh um sùm. ………, những chùm hoa nhãn nở lấm tấm. ……… đàn ong bắt đầu kéo đến. ……… bác nhện bừng tỉnh sau một giấc ngủ triền miên., khệnh khạng đi chăng lưới, chờ mồi.
(Theo Vũ Tú Nam)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 10)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 KNTT có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CTST có đáp án ( Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 7)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)
về câu hỏi!