Câu hỏi:

22/01/2025 41

Viết bài văn tả một người lớn tuổi mà em yêu quý.

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

Đề toán-lý-hóa Đề văn-sử-địa Tiếng anh & các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng (2,5 điểm)

a) Mở bài: Giới thiệu người em định tả: bà cụ hàng xóm.

b. Thân bài: Nêu ngắn gọn những đặc điểm của chú cảnh sát giao thông:

- Ngoại hình: tầm vóc, nước da, gương mặt, trang phục ….

- Miêu tả tính cách người đó có gì khiến em yêu quý và học hỏi được từ họ.

- Có thể nêu một vài kỉ niệm nhỏ với người em yêu quý nhất, cảm xúc của em về kỉ niệm ấy, nó có ý nghĩa như thế nào đối với riêng bản thân em.

c) Kết bài:Nêu cảm nghĩ của em về người mà mình yêu quý đó, có thể rút ra lời hứa hoặc khẳng định vai trò quan trọng của người đó với mình.

2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 

3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 

4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…

* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.

Bài làm tham khảo

Ngôi nhà nhỏ xinh có giàn hoa giấy rực rỡ ở trước cổng chính là nhà của cụ Lam - hàng xóm của em. 

            Cụ Lam năm nay đã ngoài 70 tuổi rồi nhưng cụ vẫn rất lạc quan, vui sống.  Dáng người cụ Lam nhỏ gầy, làn da xanh xao nhăn nheo nhìn rõ từng đường mạch máu và gân. Chân tay cụ cũng đã rất yếu, từng bước chân chậm dần đi từng bước từ tốn cho chắc chắn, nhiều những ngày cụ ốm muốn đi đâu phải chống gậy, vịn vào bờ tường, cánh cửa hoặc gọi em sang dìu đi. Cụ hay kể chuyện cho em nghe, cụ vừa kể vừa ngồi chải tóc, mái tóc của cụ dài, mỏng và bạc gần hết. Cụ có thói quen ăn trầu, hình ảnh cụ ngồi trước hiên nhà tỉ mẩn xé từng lá trầu rồi gói và giã trầu trong cối sau đó đưa lên miệng nhai đã rất quen thuộc với em. Chính vì hay ăn trầu nên răng của cụ đen nhánh thế nhưng chưa rụng cái nào, mỗi khi cụ cười em lại mừng vì khi đó cụ đang khỏe và những cơn đau bệnh tật tạm thời vắng mặt. Cụ thường kể cho em rất nhiều câu chuyện cổ tích hay, cụ còn dạy em nhiều điều hay lẽ phải. Có bánh kẹo gì cụ cũng để dành cho em. 

            Em rất thương và kính trọng cụ như một người bà của mình, luôn mong cho cụ được khỏe mạnh và vui sống những năm tháng cuối đời.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

 Đặt câu ghép với các cặp từ sau:

a) vì ….. nên:  

……………………………….………………………………………………………

b) giá ….. thì:

……………………………….………………………………………………………

c) vừa ….. vừa:

……………………………….………………………………………………………

Xem đáp án » 22/01/2025 135

Câu 2:

 Chi tiết nào chứng tỏ Nam nhớ thành phố?

Xem đáp án » 22/01/2025 51

Câu 3:

Tìm từ ngữ thay thế thích hợp điền vào chỗ trống để liên kết câu trong đoạn văn:

a) Còn lũ bướm vàng tươi xinh xinh của những ruộng rau thì rụt rè, nhút nhát, chẳng bao giờ bay ra đến bờ sông…….. cứ quấn quýt quanh màu vàng hoa cải và quanh những con đông tây xanh mọng nằm chờ đến lượt mình được hoá bướm vàng. (Theo Vũ Tú Nam)

b) Ngày trước, hội đua voi có khi kéo dài đến hai ba ngày…….. là một dịp vui chơi và trổ tài huấn luyện, điều khiến voi của đất Tây Nguyên thượng võ. (Theo Lê Tấn)

c) Con tàu màu gạch tươi đi ngược dòng sông, bánh lái uể oải khuấy động mặt nước xanh thẫm……. …kéo theo ở đầu sợi dây cáp dài một chiếc xà lan xám trông giống như con bọ đất.

(Theo Go-rơ-ki)

Xem đáp án » 22/01/2025 21

Câu 4:

Trong câu chuyện, Siêng được miêu tả như thế nào?

Xem đáp án » 22/01/2025 0

Câu 5:

Dòng nào nêu đúng về món cá lóc do Siêng chế biến?

Xem đáp án » 22/01/2025 0

Câu 6:

 Chi tiết Siêng cười hiền khô, không có ý định chọc quê bạn khi bạn không biết về món cá nướng trui đã thể hiện điều gì?

Xem đáp án » 22/01/2025 0

Bình luận


Bình luận