Câu hỏi:

23/01/2025 7

a) Vì sao nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc còn được gọi là nền văn minh sông Hồng?

b) So sánh nhà nước Văn Lang và Âu Lạc theo các tiêu chí sau đây: thời gian tồn tại; phạm vi lãnh thổ chủ yếu; kinh đô; tổ chức nhà nước; quân sự - quốc phòng.

Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack
a) Vì sao nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc còn được gọi là nền văn minh sông Hồng?
Giải thích: Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc được hình thành và phát triển chủ yếu ở lưu vực sông Hồng, do đó còn được gọi là nền văn minh sông Hồng.
b) So sánh nhà nước Văn Lang và Âu Lạc theo các tiêu chí sau đây: thời gian tồn tại; phạm vi lãnh thổ chủ yếu; kinh đô; tổ chức nhà nước; quân sự - quốc phòng.
- Thời gian tồn tại:
+ Nhà nước Văn Lang: Khoảng thế kỉ VII TCN đến cuối thế kỉ III TCN.
+ Nhà nước Âu Lạc: Năm 208 TCN đến năm 179 TCN.
- Phạm vi lãnh thổ chủ yếu:
+ Chủ yếu thuộc khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay.
+ Lãnh thổ Âu Lạc mở rộng hơn so với Văn Lang.
- Kinh đô:
+ Nhà nước Văn Lang: Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).
+ Nhà nước Âu Lạc: Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).
- Tổ chức nhà nước:

+ Nhà nước Văn Lang: Tổ chức còn đơn giản, sơ khai.

▪ Đứng đầu nhà nước là Vua Hùng. Giúp việc cho Vua Hùng là Lạc hầu và Lạc tướng.

▪ Lạc tướng đứng đầu các bộ; Bồ chính đứng đầu các chiềng, chạ.
+ Nhà nước Âu Lạc: Tổ chức bộ máy nhà nước cơ bản giống với nhà nước Văn Lang nhưng chặt chẽ hơn. Vua nắm giữ nhiều quyền hành và có vị thế cao hơn trong việc trị nước.
- Quân sự - quốc phòng:
+ Nhà nước Văn Lang: Chưa có quân đội; khi có chiến tranh, nhà nước huy động và tập hợp nhân dân chiến đấu.
+ Nhà nước Âu Lạc: có quân đội mạnh, vũ khí tốt (nỏ Liên Châu) và thành Cổ Loa kiên cố.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đọc tư liệu sau đây:

Trả lời: Từ xa xưa, nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia có nền nông nghiệp lúa nước ở Đông Nam Á. Từ đó, những lễ hội té nước mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống xuất hiện nhằm mục đích cầu mong mùa màng tươi tốt, quốc thái dân an, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Lễ hội té nước còn là nghi thức đón năm mới ở một số nước Đông Nam Á. Lễ hội ở mỗi đất nước có tên gọi khác nhau (Thinh-an ở Mi-an-ma, Song-kơ-ran ở Thái Lan, Bun-pi-mây ở Lào, Chôl Chnăm Thmây ở Cam-pu-chia) nhưng được tổ chức cùng một mốc thời gian với các hoạt động văn hóa đặc sắc và những nghi lễ mang nhiều nét tương đồng”.

Xem đáp án » 23/01/2025 14

Câu 2:

Sự ra đời của thánh lễ Thiên chúa giáo đầu tiên ở Phi-lip-pin năm 1521 là biểu hiện của sự du nhập yếu tố văn hóa nào sau đây đến từ phương Tây?

Xem đáp án » 23/01/2025 12

Câu 3:

Một trong những tác phẩm văn học dân gian nổi tiếng của cư dân Lào là

Xem đáp án » 23/01/2025 12

Câu 4:

Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, những quốc gia thống nhất và lớn mạnh đã ra đời ở Đông Nam Á như:

Xem đáp án » 23/01/2025 10

Câu 5:

Từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ XV là giai đoạn văn minh Đông Nam Á

Xem đáp án » 23/01/2025 10

Câu 6:

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phát triển rực rỡ của văn hóa Đông Nam Á từ thế kỉ X-XV là

Xem đáp án » 23/01/2025 10

Câu 7:

Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”. Ngày giổ tổ Hùng Vương của Việt Nam hàng năm là một biểu hiện của hình thức thức tín ngưỡng nào sau đây?

Xem đáp án » 23/01/2025 10

Bình luận


Bình luận