Câu hỏi:
14/03/2020 5,490Ở người, bệnh M và bệnh N là hai bệnh do đột biến gen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X, khoảng cách giữa hai gen là 40cM. Người bình thường mang gen A và B, hai gen này đều trội hoàn toàn so với gen lặn tương ứng. Cho sơ đồ phả hệ sau:
Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Tất cả những người nam trong phả hệ đều bị bệnh.
II. Có thể xác định được chính xác kiểu gen của 9 người.
III. Nếu người số 13 có vợ không bị bệnh nhưng bố của vợ bị cả hai bệnh thì xác suất sinh con gái bị bệnh là 35%.
IV. Xác suất sinh con đầu lòng bị cả hai bệnh của cặp vợ chồng số 11-12 là 4,5%.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn đáp án C.
Có 3 phát biểu đúng là II, III và IV.
I sai. Do các người nam 2, 4, 6, 8, 12
là những người không bị bệnh
II đúng. Có thể xác định được kiểu gen của
8 người nam và người nữ số 5. Người nữ
số 5 không bị bệnh, sinh con bị cả hai
bệnh nên người số 5 phải có alen a và b.
Mặt khác người số 5 là con của người
số 2 có kiểu gen XABY nên người số
5 phải có kiểu gen XABXaB
III đúng. Người số 7 sinh con bị cả hai
bệnh nên người số 7 có thể có kiểu gen
XABXab hoặc XAbXaB. Vì người số 13
có kiểu gen XabY, vợ của người này có
kiểu gen XABXab nên xác suất sinh con
gái bị bệnh = 0,5 – xác suất sinh con gái
không bị bệnh. Con gái không bị bệnh
có kiểu gen XABXab có tỉ lệ là
0,5 × 0,3 = 0,15.
" Xác suất sinh con gái bị bệnh là
0,5 – 0,15 = 0,35.
Người số 5 có kiểu gen XABXab;
người số 6 có kiểu gen XABY nên
người số 11 có kiểu gen XABXAB
hoặc XABXab hoặc XABXAb
hoặc XABXaB với tỉ lệ là
0,3XABXAB : 0,3XABXab: 0,2XABXAb : 0,2XABXaB.
IV đúng. Cặp vợ chồng số 11, 12 sinh
con bị cả hai bệnh nếu người 11 có kiểu
gen XABXab . Khi đó, xác suất sinh con
bị cả hai bệnh là
0,3 × 0,3 × 1/2 = 0,045 =4,5%.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Ở một loài động vật, xét 1 cơ thể có 2 cặp dị hợp Aa, Bb tiến hành giảm phân tạo giao tử. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và tạo ra được tối đa 4 loại giao tử. Kiểu gen của cơ thể trên là
Câu 3:
Thế hệ xuất phát của một quần thể có cấu trúc di truyền là 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa thì ở F3, tổng số cá thể mang alen a chiếm 36%.
II. Nếu quần thể chỉ chịu tác động của đột biến thì sẽ nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể.
III. Nếu quần thể chỉ chịu tác động của giao phối không ngẫu nhiên thì tần số alen lặn sẽ giảm dần qua các thế hệ.
IV. Nếu quần thể chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên theo hướng chống lại kiểu hình trội thì tỉ lệ kiểu hình lặn sẽ tăng dần.
Câu 4:
Ba loài cỏ hoang dại A, B, C có bộ nhiễm sắc thể lần lượt là 2n = 20; 2n = 26; 2n =30. Từ 3 loài này, đã phát sinh 5 loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa. Quá trình hình thành 5 loài mới này được mô tả bừng bảng sau đây:
Bộ nhiễm sắc thể của các loài I, II, III, IV và V lần lượt là
Câu 5:
Một quần thể thực vật, xét 4 cặp gen Aa, Bb, Dd, Ee quy định 4 cặp tính trạng, alen trội là trội không hoàn toàn. Nếu mỗi cặp gen có 1 alen đột biến thì quần thể có tối đa bao nhiều kiểu gen quy định kiểu hình đột biến?
Câu 6:
Một cơ thể có kiểu gen AaBbDd giảm phân tạo giao tử, biết rằng quá trình giảm phân tạo không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, loại giao tử chứa 3 alen trội chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 1: Sinh học tế bào có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 1)
30 đề thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2022 có lời giải (Đề số 1)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 2)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 4)
về câu hỏi!