Câu hỏi:
12/02/2025 54Vì sao ethylene có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polymer? Để sản xuất được 280 kg polyethylene thì cần bao nhiêu lít khí ethylene (đkc)? Giả sử hiệu suất đạt 80%?
Sách mới 2k7: Sổ tay Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa... kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 30k).
Quảng cáo
Trả lời:
– Ethylene có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polymer vì: Ethylene chứa liên kết đôi, trong điều kiện (nhiệt độ, áp suất, chất xúc tác) thích hợp, liên kết đôi bị đứt, khiến ethylen có thể tham gia phản ứng trùng hợp (cộng hợp liên tiếp các phân tử ethylen lại với nhau) tạo thành một phân tử có khối lượng lớn, gọi là polymer.
– Phương trình hóa học của phản ứng trùng hợp tạo polyethylene:
nC2H4 (C2H4)n
– Khối lượng polyethylene thực tế thu được là 280 kg, với hiệu suất phản ứng đạt 80%, vậy khối lượng polyethylene theo lý thuyết thu được là: = 350 kg, khối lượng này cũng chính bằng khối lượng ethylen nguyên liệu.
– Số mol ethylen nguyên liệu cần cho phản ứng là: = 1250 mol
Vậy thể tích khí ethylen nguyên liệu cần cho phản ứng là: V = 1250. 22,4 = 28.000 lít
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nhiều vật dụng như: bao tay, hộp nhựa, … được sản xuất từ hạt nhựa PE, PP. Các loại hạt nhựa này được tổng hợp từ các alkene tương ứng là ethylene, propylene.
Alkene là gì? Alkene đơn giản nhất (ethylene) có tính chất và ứng dụng gì?
Câu 2:
Có hai bình đựng hai chất khí là C2H6, C2H4. Chỉ dùng dung dịch bromime có thể phân biệt được hai chất khí trên không? Nêu cách tiến hành.
Câu 3:
Cho công thức cấu tạo của một số alkene như sau:
CH2 = CH2 |
CH3 – CH = CH2 |
CH3 – CH = CH – CH3 |
Thực hiện các yêu cầu sau:
a) Nhận xét về đặc điểm chung của các công thức cấu tạo đã cho.
b) Viết công thức phân tử của các alkene trên, từ đó rút ra công thức chung của các alkene đó.
Câu 4:
Viết công thức cấu tạo đầy đủ và thu gọn của các chất hữu cơ có công thức phân tử sau: C3H8, C3H6.
Câu 5:
Nêu hiện tượng xảy ra khi sục khí ethylene vào nước bromine. Dùng công thức cấu tạo thu gọn, viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
Câu 6:
Cho dãy các chất sau:
Dãy 1: CH4, CH3–CH3, CH3–CH2–CH3 ,...
Dãy 2: CH2=CH2, CH2=CH–CH3, CH2=CH–CH2–CH3, ...
a) Nhận xét về đặc điểm cấu tạo (điểm chung) của các chất trong mỗi dãy.
b) Viết công thức phân tử của các chất trên.
c) Viết công thức tổng quát của mỗi dãy.
d) Dự đoán tính chất hóa học của các chất trong mỗi dãy (chất nào tham gia phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, phản ứng cháy?).
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 18 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 24 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 17 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 21 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 23 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 24 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài 23 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
về câu hỏi!