Câu hỏi:

03/03/2020 1,672

Kĩ thuật chuyển gen gồm các bước :

(1) Phân lập dòng tế bào có chứa ADN tái tổ hợp

(2) Sử dụng enzim nối để gắn gen của tế bào cho vào thể truyền tạo ADN tái tổ hợp

(3) Cắt ADN của tế vào cho và ADN của thể truyền bằng cùng một loại enzim cắt.

(4) Tách thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào

(5) Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.

Thứ tự đúng của các bước trên là

Đáp án chính xác

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Chọn đáp án B.

* Tạo ADN tái tổ hợp:

- Tách chiết thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào.

- Xử lí bằng một loại enzim giới hạn (restrictaza) để tạo ra cùng 1 loại đầu dính có thể khớp nối các đoạn ADN với nhau.

- Dùng enzim nối để gắn chúng tạo ADN tái tổ hợp.

* Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận:

- Dùng muối CaCl2 hoặc xung điện cao áp làm dãn màng sinh chất của tế bào để ADN tái tổ hợp dễ dàng đi qua màng.

* Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp:

- Để nhận biết được các tế bào vi khuẩn nào nhận được ADN tái tổ hợp thì các nhà khoa học thường sử dụng thể truyền là các gen đánh dấu chuẩn hoặc các gen đánh dấu nhờ đó ta có thể dễ dàng nhận biết được sự có mặt của các ADN tái tổ hợp trong tế bào.

- Bằng các kỹ thuật nhất định nhận biết được sản phẩm đánh dấu.

- Phân lập dòng tế bào chứa gen đánh dấu.

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cho các nhận xét sau:

1. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi.

2. Tuổi sinh lí là thời gian sống thực tế của cá thể

3. Tuổi sinh thái là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.

4. Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy điều kiện môi trường sống.

5. Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện môi trường hoàn toàn thuận lợi và tiềm năng sinh học của các cá thể cao.

6. Mức độ sinh sản của quần thể sinh vật chỉ phụ thuộc vào thức ăn có trong môi trường.

7. Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.

8. Đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ J.

Trong số những phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu đúng?

Xem đáp án » 03/03/2020 7,328

Câu 2:

Cho các phát biểu sau đây về hình ảnh bên

(1) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.

(2) Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã.

(3) Trên cả hai mạch khuôn, ADN polymeraza đều di chuyển theo chiều 5’ đến 3’ để tổng hợp mạch mới theo chiều 3’g5’.

(4) Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là ADN ban đầu.

(5) Trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực, enzim lối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ.

Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu không đúng?

Xem đáp án » 03/03/2020 3,265

Câu 3:

Cho các phát biểu sau về di truyền học quần thể:

(1) Quá trình tự thụ phấn thường làm tăng tần số kiểu gen đồng hợp, giảm tần số kiểu gen dị hợp đồng thời làm thay đổi tần số alen của quần thể.

(2) Quần thể ngẫu phối cung cấp nguồn biến dị di truyền phong phú cho quá trình tiến hóa và chọn giống.

(3) Nếu đúng điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi – Vanbec, quá trình ngẫu phối qua một số thế hệ thường làm cho quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền nhưng một thời gian sau đó quần thể lại mất cân bằng di truyền.

(4) Quá trình ngẫu phối cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa là biến dị tổ hợp.

(5) Nếu một quần thể chỉ xảy ra ngẫu phối mà không chịu ảnh hưởng của các nhân tố tiến hóa nào thì tần số alen và thành phần kiểu gen sẽ không đổi qua các thế hệ.

(6) Khi quần thể cân bằng di truyền, có thể dựa vào số lượng cá thể của một kiểu hình bất kì suy ra tần số các alen trong quần thể.

Số phát biểu sai là:

Xem đáp án » 03/03/2020 2,685

Câu 4:

Một con chuột có vấn đề phát triển, nhưng vẫn còn khả năng sinh sản, được kiểm tra bởi một nhà di truyền học - người phát hiện ra rằng chuột này có 3 nhiễm sắc thể 21. Có bao nhiêu kết luận chắc chắn đúng khi dựa vào thông tin này?

1. Quả trứng đã được thụ tinh để tạo ra con chuột này có hai nhiễm sắc thể 21

2. Tinh trùng được thụ tinh để tạo ra con chuột này có hai nhiễm sắc thể 21

3. Giao tử được tạo ra bởi con chuột này sẽ có cả giao tử bình thường (một nhiễm sắc thể 21) và giao tử bất thường (hai nhiễm sắc thể 21).

4. Chuột này sẽ sinh ra các con chuột con đều có 3 nhiễm sắc thể 21

Xem đáp án » 03/03/2020 2,040

Câu 5:

Cho các mối quan hệ sinh thái sau:

1. Nấm, vi khuẩn và tảo đơn bào trong địa y.

2. Cây nắp ấm bắt chim sẻ.

3. Trùng roi và ruột mối.

4. Hợp tác giữa chim sáo và trâu rừng.

5. Chim mỏ đỏ và linh dương.

6. Vi khuẩn lam trên cánh bèo dầu.

7. Cây tầm gửi trên thây cây gỗ.

Có mấy ví dụ trong các ví dụ trên thuộc mối quan hệ cộng sinh?

Xem đáp án » 03/03/2020 1,458

Câu 6:

Giả sử gen B ở sinh vật nhân thực gồm 2400 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại ađênin (A) gấp 3 lần số nuclêôtit loại guanin (G). Một đột biến điểm xảy ra làm cho gen B bị đột biến thành alen b. Alen b có chiều dài không đổi nhưng giảm đi 1 liên kết hiđrô so với gen B. Cho các phát biểu sau:

1. Số lượng nucleotit từng loại của gen B là A = T = 300; G=X=900.

2. Số lượng nucleotit từng loại của gen b là A = T = 301; G = X = 899

3. Tổng số liên kết hidro của alen b là 2699 liên kết.

4. Dạng đột biến xảy ra là mất một cặp nucleotit G-X nên số lượng liên kết hidro của alen b giảm so với

gen B

5. Dạng đột biến xảy ra là thay thế cặp G-X bằng cặp A-T. Đây là dạng đột biến có thể làm thay đổi trình tự axit amin trong protein và làm thay đổi chức năng của protein.

Trong số các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

Xem đáp án » 03/03/2020 1,427

Bình luận


Bình luận