Câu hỏi:

15/02/2025 59

Có quan điểm cho rằng: “Nhà Nguyễn đã để lại di sản văn hoá đồ sộ”. Em đồng ý với quan điểm đó không? Vì sao?

Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa... kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 70k).

Tổng ôn Toán-lý hóa Văn-sử-đia Tiếng anh & các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Nêu ý kiến: Đồng ý với quan điểm “Nhà Nguyễn đã để lại di sản văn hoá đồ sộ”.

- Giải thích:

+ Dưới thời Nguyễn, nhân dân Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn trên các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, khoa học,… trong đó, có nhiều tác phẩm hoặc công trình có giá trị, ví dụ như: Truyện Kiều của Nguyễn Du; bộ sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức; Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn;…

+ Nhiều di sản văn hóa dưới thời Nguyễn đã được Tổ chức UNESCO ghi nhận là di sản văn hóa thế giới, ví dụ như: quần thể cố đô Huế; Nhã nhạc cung đình,…

Bình luận


Bình luận

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Tư liệu. I-tô Hi-rô-bu-mi (Ito Hirobumi), một nhà cải cách xuất sắc thời Minh Trị Duy tân, sau trở thành thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản (1885) đã phát biểu tại Xan Phran-xi-xcô ngày 14-12-1871 như sau: "Ngày nay, mong muốn thiết tha của Chính phủ và nhân dân chúng tôi là phấn đầu đạt được những điểm cao nhất của nền văn minh mà các nước tiên tiến đang thụ hưởng. Hướng đến mục đích này, chúng tôi đã thực hiện theo mô hình quân đội, hải quân, khoa học, viện giáo dục của các nước tiên tiến, và dưới tác động của ngoại thương, các tri thức vừa kể đã đến với chúng tôi một cách tự do,…”.

(Dẫn theo: Trung tâm nghiên cứu văn hoa Tô-ky-ô, Nước Nhật của Minh Trị qua các tài liệu đương thời (The Meiji Japan through contemporary sources), tập 1: 1854 - 1889 (Volume one: 1854 - 1889), 1969, trang 96- 97))

a) Từ cuối thế kỉ XVIII, dưới thời vua Minh Trị, Nhật Bản bắt đầu tiến hành cải cách, canh tân đất nước.

b) Mục đích mà Nhật Bản hướng đến trong việc thực hiện Duy tân Minh Trị là: đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu và giữ vững nền độc lập.

c) Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản được tiến hành trên nhiều lĩnh vực, như: kinh tế; văn hóa - giáo dục; quân sự,…

d) Trong cuộc Duy tân Minh Trị, những chính sách cải cách của Nhật Bản có sự học tập theo mô hình của các nước phương Tây.

Xem đáp án » 15/02/2025 473

Câu 2:

Đặc điểm nào sau đây không đúng với đất feralit ở nước ta?

Xem đáp án » 15/02/2025 412

Câu 3:

Chọn đúng hoặc sai.

Tư liệu. Đất feralit là loại đất phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là vùng đồi núi. Đất feralit thường có màu đỏ vàng đặc trưng, chua, nghèo mùn, dễ bị xói mòn và thoái hóa. Tuy nhiên, với các biện pháp cải tạo phù hợp, đất feralit vẫn có thể trồng được nhiều loại cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và một số loại cây ngắn ngày.

a) Đất feralit thường có màu đỏ vàng đặc trưng do chứa nhiều oxit sắt và nhôm.

b) Đất feralit được được hình thành dưới tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

c) Đất feralit phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.

d) Đất feralit phù hợp để sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm và cây ăn quả.

Xem đáp án » 15/02/2025 253

Câu 4:

phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á ở nửa sau thế kỉ XIX

Xem đáp án » 15/02/2025 244

Câu 5:

 Nhóm đất mùn trên núi phân bố rải rác ở?

Xem đáp án » 15/02/2025 230

Câu 6:

Học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn không có nội dung nào sau đây?

Xem đáp án » 15/02/2025 175

Câu 7:

Người đại diện cho xu thế ôn hòa trong phong trào giải phóng dân tộc ở Phi-líp-pin là

Xem đáp án » 15/02/2025 140