Câu hỏi:
16/02/2025 87Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống a. Q là người theo tôn giáo X, sống và sinh hoạt cùng các bạn trong kí túc xá của Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú của tỉnh. Đến giờ ăn cơm, Q thường làm dấu và thành tâm cầu nguyện trước khi ăn, các bạn cùng phỏng theo tôn giáo khác thấy vậy tỏ vẻ khó chịu, họ yêu cầu Q lần sau khi ăn cơm cùng thì không được làm như vậy.
1/ Trong tình huống này, ai là người vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Vì sao?
2/ Em hãy tư vấn cách thức để giúp Q được bình đẳng trong việc thực hiện quyền bình đẳng, tự do tôn giáo của mình với các bạn theo tôn giáo khác.
Tình huống b. Sau nhiều năm quen biết, chị B và anh A thưa chuyện với hai gia đình để được kết hôn với nhau, nhưng ông T là bố chị B không đồng ý và đã cản trở hai người kết hôn vì chị B theo tôn giáo S, còn anh A lại theo tôn giáo P.
1/ Trong tình huống này, ai là người vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Vì sao?
2/ Em hãy tư vấn cách để giúp chị B và anh A có thể giải thích cho ông T hiểu và thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. có thể giải
Quảng cáo
Trả lời:
- Tình huống a:
+ Yêu cầu số 1: Trong tình huống này, các bạn (thuộc các tôn giáo khác) cùng ăn với Q tỏ vẻ khó chịu khi Q làm dấu và cầu nguyện trước khi ăn là sai, vì pháp luật Việt Nam quy định: Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Yêu cầu số 2: Q nên hòa đồng cùng mọi người bằng cách tế nhị làm dấu, cầu nguyện khi chỉ có một mình hoặc xung quanh là những người cùng tôn giáo với mình.
- Tình huống b.
+ Yêu cầu số 1: Việc làm của ông T là sai, vì theo quy định pháp luật Việt Nam: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật” và theo điểm b khoản 1 Điều 18 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định.
+Yêu cầu số 2: Anh A và chị B có thể thuyết phục ông T thực hiện đúng pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo và pháp luật hôn nhân gia đình để thực hiện được nguyện vọng của mình.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc đối với đời sống con người và xã hội?
Câu 3:
Hãy liệt kê hai nội dung chính thể hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo và hai trách nhiệm của công dân khi thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện hành.
Câu 4:
Sư bình đẳng giới được thể hiện như thế nào trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo?
Câu 5:
Trong một lần tham gia phỏng vấn chị V vô tình nghe được bộ phận nhân sự của công ty nói chuyện với nhau về việc công ty chỉ tuyển nhân viên nam, còn nhân viên nữ hầu như không có cơ hội vào làm tại công ty. Theo em, cách suy nghĩ này của công ty đã vi phạm vào quyền lợi nào của công dân?
Câu 6:
Các quy định dưới đây đề cập đến bình đẳng giới trong lĩnh vực cụ thể. Em hãy lựa chọn đúng hoặc sai cho các đáp án A, B, C, D.
a. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động, thể hiện bình đẳng trong lĩnh vực lao động.
b. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh thể hiện bình đẳng trong lĩnh vực kinh tế.
c. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lí, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức thể hiện bình đẳng trong lĩnh vực chính trị.
d. Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ thể hiện bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
19 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 10 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 14 có đáp án
12 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 13 có đáp án
16 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 9 có đáp án
20 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 15 có đáp án
14 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 11 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 17 có đáp án
14 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 16 có đáp án
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận