Câu hỏi:
17/02/2025 133Em hãy tư vấn để giúp các chủ thể dưới đây thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ bầu cử
a. Chị P (20 tuổi) không may bị khuyết tật vận động bẩm sinh nên luôn phải nhờ người thân giúp đỡ trong sinh hoạt hằng ngày. Gần đây, chị P nghe nhiều người bàn luận về việc tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì mới nên rất băn khoăn. Chị không biết mình có được tham gia bỏ phiếu hay không và nếu được tham gia thì phải làm gì để thực hiện đúng quy định của pháp luật.
b. Ngày mai sẽ diễn ra cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhưng cụ X (hơn 90 tuổi) cảm thấy không vui. Cụ sợ mình già yếu, đi lại không thuận tiện nên không thể tham gia bỏ phiếu bầu như mọi người.
Quảng cáo
Trả lời:
- Tình huống a.Em tư vấn cho chị P hiểu rằng theo quy định của pháp luật chị có quyền tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Chị có thể nhờ người thân hỗ trợ di chuyển đến địa điểm bầu cử, viết phiếu bầu cử, bỏ phiếu hộ nếu không thể tự thực hiện. Hoặc trong trường hợp chị không thể di chuyển đến nơi bỏ phiếu được thì Tổ Bầu cử sẽ mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu cử đến nơi ở của chị để chị nhận phiếu bầu và thực hiện bầu cử theo đúng quy định của pháp luật.
- Tình huống b. Em tư vấn cho cụ X hiểu rằng pháp luật có quy định trong trường hợp cử tri già yếu không thể di chuyển đến nơi bỏ phiếu được thì Tổ Bầu cử sẽ mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu cử đến nơi ở của người đó để họ thực hiện bầu cử theo đúng quy định. Do đó, mặc dù không thể đi tới địa điểm bầu cử nhưng cụ vẫn sẽ được hỗ trợ để thực hiện tốt quyền công dân của mình.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
Đã bán 211
Đã bán 244
Đã bán 1k
Đã bán 218
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy trình bày quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong việc bầu cử và ứng cử theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Câu 2:
Đọc tình huống sau, em hãy chọn đúng hoặc sai trong mỗi nhận xét a, b, c, d:
Trong một công ty lớn, anh A và chị B đều là trưởng phòng với cùng kinh nghiệm và trình độ. Khi công ty triển khai dự án mới, chỉ có anh A được giao làm trưởng dự án, còn chị B bị loại khỏi danh sách vì ban lãnh đạo cho rằng phụ nữ khó có thể đảm nhận vai trò quan trọng và áp lực như vậy. Chị B cảm thấy không công bằng và quyết định đề nghị xem xét lại quyết định này.
a. Việc ban lãnh đạo chỉ dựa vào giới tính để quyết định ai nên giữ vai trò lãnh đạo dự án là vi phạm nguyên tắc bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.
b. Việc chỉ giao vai trò trưởng dự án cho anh A là hợp lý vì nam giới thường có khả năng xử lý áp lực tốt hơn phụ nữ. Điều này không vi phạm nguyên tắc bình đẳng giới.
c. Chị B không nên đề nghị xem xét lại vì công ty có quyền lựa chọn nhân sự phù hợp với yêu cầu công việc, bất kể đó là do phân biệt giới tính hay không.
d. Chị B có quyền yêu cầu xem xét lại quyết định này vì nó phản ánh sự phân biệt đối xử về giới tính, vi phạm nguyên tắc bình đẳng trong môi trường làm việc.
Câu 3:
Hành động nào sau đây không phải là biểu hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?
Câu 4:
Đâu là biểu hiện đúng về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Lựa chọn đúng sai cho các đáp án a, b, c, d.
a. Tại thành phố H, chính quyền địa phương đã tổ chức một cuộc họp liên tôn giáo, mời đại diện của tất cả các tôn giáo đang hoạt động trên địa bàn để thảo luận về các vấn đề cộng đồng và phát triển xã hội.
b. Tổ chức tôn giáo A ở quận X yêu cầu chính quyền địa phương không cấp phép cho tổ chức tôn giáo B, một tôn giáo nhỏ hơn, xây dựng cơ sở thờ cúng gần khu vực của tổ chức A, với lý do rằng sự hiện diện của tổ chức B sẽ gây cản trở hoạt động của tổ chức A.
c. Chính quyền thành phố Y từ chối cấp giấy phép cho một lễ hội của một tôn giáo nhỏ, mặc dù lễ hội này đã được tổ chức trong nhiều năm qua và không gây ra bất kỳ vấn đề nào.
d. Một tổ chức tôn giáo nhỏ tại tỉnh N đã gửi đơn yêu cầu hỗ trợ xây dựng cơ sở thờ cúng mới. Chính quyền địa phương đã xem xét và cấp phép xây dựng cùng với hỗ trợ tài chính để đảm bảo tôn giáo này có cơ hội phát triển bình đẳng như các tổ chức tôn giáo khác.
Câu 5:
Theo quy định của pháp luật, trừ những trường hợp bị cấm, công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền
Câu 6:
Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế là: nam, nữ bình đẳng trong việc
Câu 7:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc đối với đời sống con người và xã hội?
19 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 10 có đáp án
20 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 15 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 17 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 14 có đáp án
14 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 16 có đáp án
17 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Bài 17 có đáp án
12 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 13 có đáp án
9 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 18 có đáp án
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận