Câu hỏi:
25/02/2025 309“Khi Uy-lít-xơ từ phòng tắm bước ra, trông người đẹp như một vị thần. Người lại trở về chỗ cũ, ngồi đối diện với Pê-nê-lốp, trên chiếc ghế bành ban nãy, rồi nói với nàng:
– Nàng thật là người kỳ lạ! Hẳn là các thần trên núi Ô-lem-pơ đã ban cho nàng một trái tim sắt đá hơn ai hết trong đám đàn bà yếu đuối, vì một người khác chắc chắn không bao giờ có gan ngồi cách xa chồng như thế, khi chồng đi biền biệt hai mươi năm trời, trải qua bao nỗi gian truân, nay mới được trở về xứ sở. Thôi, già ơi ! Già hãy kê cho tôi một chiếc giường để tôi ngủ một mình, như bấy lâu nay, vì trái tim trong ngực nàng kia là sắt.
Pê-nê-lốp khôn ngoan đáp:
-Ngài kì lạ thật! Không, tôi không kiêu ngạo, không khinh ngài, cũng không ngạc nhiên đến rối trí đâu. Tôi biết rất rõ ngài như thế nào khi ngài từ giã I-tac ra đi trên một chiếc thuyền có mái chèo dài. Vậy thì, Ơ-ri-clê ! Già hãy khiêng chiếc giường chắc chắn ra khỏi gian phòng vách tường kiên cố do chính tay Uy-lít-xơ xây lên, rồi lấy da cừu, chăn và vải đẹp trải lên giường.
Nàng nói vậy để thử chồng, nhưng Uy-lít-xơ bỗng giật mình nói với người vợ chung thủy:
-Nàng ơi, nàng vừa nói một điều làm cho tôi chột dạ. Ai đã xê dịch giường tôi đi chỗ khác vậy ? Nếu không có thần giúp đỡ thì dù là người tài giỏi nhất cũng khó lòng làm được việc này. Nếu thần linh muốn xê dịch đi thì dễ thôi, nhưng người trần dù đang sức thanh niên cũng khó lòng lay chuyển được nó. Đây là một chiếc giường kì lạ, kiến trúc có điểm rất đặc biệt, do chính tay tôi làm lấy chứ chẳng phải ai…”
(Hô-me-rơ, Uy-lít-xơ trở về)
Phép so sánh: "Trông người đẹp như một vị thần" đã khẳng định:
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án
tầm vóc to lớn hơn người của Uy-lít-xơ.
Giải thích
Căn cứ vào ngữ cảnh của câu văn: "Khi Uy-lít-xơ từ phòng tắm bước ra" xác định đây là phép so sánh về ngoại hình giữa nhân vật và các vị thần, chọn B
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Cụm từ "Khốn khổ!" thể hiện:
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Uy-lít-xơ cảm thấy khó hiểu trước sự lạnh nhạt của người vợ.
Giải thích
Trong đoạn trích, Uy-lít-xơ cho rằng vợ mình có một trái tim sắt đá hơn hẳn những người phụ nữ khác là do các vị thần đã ban cho nên loại D, B.
Phương án A có ý đúng nhưng đoạn trích không có từ ngữ, hình ảnh thể hiện trạng thái "đau khổ" hay buồn bã nên cần chọn C (Uy-lít-xơ cảm thấy khó hiểu).
Câu 3:
Vì sao Pê-nê-lốp lại nói "cũng không ngạc nhiên đến rối trí đâu"?
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Nàng khẳng định thái độ của bản thân và phủ định sự tác động về lời nói của đối diện.
Giải thích
Căn cứ vào đoạn trích, xác định nàng đã bình tĩnh quan sát và đưa ra câu hỏi để kiếm chứng suy nghĩ của mình (câu chuyện chiếc giường) nên Pê-nê-lốp là người rất thông minh. Tuy nhiên, câu nói này lại là sự đáp trả sau lời của Uy-lít-xơ nên cần chọn phương án D.
- Phương án A thiếu tính cụ thể (Pê-nê-lốp nghĩ rằng Uy-lít-xơ mong muốn dùng lời nói để kích độ nàng).
- Phương án B sai vì nàng mới nghi ngờ chứ không phủ định.
- Phương án C: Mâu thuẫn với nội dung văn bản.
Câu 4:
Từ "chột dạ" trong đoạn văn trên, đồng nghĩa với từ nào sau đây?
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
giật mình
Giải thích
Câu văn:"...nàng vừa nói một điều làm cho tôi chột dạ" thể hiện tâm trạng của Uy-lít-xơ khi nghe lời nói của vợ mình: chiếc giường đã bị chuyển đi nên đáp án là A.
Các từ "lo sợ", "bình tĩnh". "thản nhiên" không phản ánh đúng tâm trạng của nhân vật (bất ngờ sau khi nghe lời nói của vợ).
Câu 5:
Qua việc nói chuyện di chuyển chiếc giường, văn bản đã thể hiện thông điệp gì?
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Uy-lít-xơ không chỉ có trí tuệ mà còn có sức mạnh như một vị thần.
Giải thích
Trong đoạn văn, Uy-lít-xơ có nói tới việc chỉ có thần linh mới có thể di chuyển được chiếc giường nhưng chính Uy-lít-xơ đã tạo ra chiếc giường đặc biệt ấy.
Căn cứ vào nội dung đoạn trích, loại phương án A, D. Phương án B đúng nhưng chỉ là một nhận xét, không có giá trị khái quát vấn đề, nêu thông điệp trong việc xây dựng hình tượng nhân vật Uy-lít-xơ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
“Khi trồng rau xanh, cần phải bón phân đạm để lá phát triển tốt. Còn đối với cây lấy củ thì đạm chỉ cần ở giai đoạn đầu, sau đó cần bón kali”. Đây là ứng dụng quy luật sinh thái cơ bản nào sau đây?
Câu 2:
Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết (1954), trọng tâm hoạt động đối ngoại của Việt Nam là gì?
Câu 3:
Khối chỏm cầu có bán kính và chiều cao
sinh ra khi quay hình phẳng giới hạn bởi cung tròn có phương trình
, trục hoành và hai đường thẳng
xung quanh trục
. Thể tích khối chỏm cầu này bằng bao nhiêu? (Kết quả làm tròn đến hàng phần mười)
Đáp án: _______
Câu 4:
Một đề thi trắc nghiệm có 5 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 5 đáp án trong đó chỉ có duy nhất 1 đáp án đúng. Xác suất để thí sinh làm sai ít nhất 4 câu hỏi là
Câu 5:
Có hai hộp, hộp thứ nhất đựng 3 bi đỏ, 2 bi xanh và 5 bi vàng, hộp thứ hai đựng 2 bi đỏ, 3 bi xanh và 2 bi vàng. Lấy ngẫu nhiên 2 bi, mỗi hộp một bi. Tính xác suất để trong một lần lấy ra được đúng một bi đỏ.
Đáp án: _______
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
Bộ 20 đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai
Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 15)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 13)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận