Câu hỏi:
25/02/2025 234Theo TS. Nguyễn Thị Thu Trang (Cục Di sản Văn hóa), với tư cách là nguồn tài nguyên nhân văn có chất lượng trí tuệ cao, di sản văn hóa có khả năng phục vụ yêu cầu phát triển các ngành công nghiệp văn hoá, tiêu biểu nhất là phát triển du lịch văn hoá hay du lịch di sản. Trên cơ sở kho tàng di sản văn hóa dân tộc, ngành du lịch sáng tạo ra các loại hình dịch vụ văn hoá biến di sản thành loại hàng hoá đặc biệt. Du lịch di sản cũng tạo ra sinh kế bền vững cho cộng đồng cư dân cư trú xung quanh di sản văn hóa và các điểm đến du lịch.
“Những năm gần đây, ở Việt Nam đã xuất hiện thuật ngữ khoa học “kinh tế học di sản” như một xu thế mới trong nền kinh tế thị trường, tạo ra sự trao đổi học thuật sôi nổi theo cả hai chiều thuận và nghịch. Đây có lẽ là một trong những nỗ lực đưa di sản gắn liền với các chính sách phát triển kinh tế – xã hội.”, TS. Nguyễn Thị Thu Trang chia sẻ.
Hầu như ở các quốc gia trên thế giới, ngoài các dự án phát triển, người ta bắt đầu quan tâm tới việc đầu tư cho hoạt động bảo tồn di sản văn hóa dưới góc nhìn di sản đô thị và kinh tế học di sản. “Di sản văn hóa chỉ được bảo tồn khi nó được sử dụng và phát huy để phục vụ mục tiêu phát triển toàn diện con người Việt Nam. Di sản văn hóa phải được bảo tồn như một cơ thể sống động trong đời sống của cộng đồng và tạo ra sinh kế bền vững cho cộng đồng. Ngoài ra, phải được bảo tồn trong sự phát triển tiếp nối. Những mục tiêu lớn đặt ra chỉ có thể đạt được trên cơ sở một hệ thống luật pháp và cơ chế, chính sách do nhà nước kiến tạo nên và nhận được sự đồng thuận, ủng hộ nhiệt thành của cả cộng đồng xã hội...”, TS. Nguyễn Thị Thu Trang khẳng định.
"Chúng tôi cho rằng, nên tạo điều kiện cho người dân duy trì các hoạt động của họ ngay cả khi dự án đã kết thúc, nghĩa là gia tăng kinh phí để hỗ trợ trong quãng thời gian dài hơn so với các dự án đã tài trợ trong các năm qua.”, bà Nikki Locke – Trưởng Ban Dự án Di sản văn hóa cho sự phát triển đồng đều của Hội đồng Anh toàn cầu chia sẻ.
(Theo Internet)
Theo TS. Nguyễn Thị Thu Trang, di sản văn hóa có vai trò như thế nào trong việc phát triển ngành công nghiệp văn hóa?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án
Nguồn tài nguyên nhân văn phục vụ các hoạt động phát triển du lịch văn hóa.
Giải thích
Đọc nội dung câu hỏi, đọc lướt các phương án trả lời và tìm kiếm thông tin trong đoạn [1] của văn bản: Theo TS. Nguyễn Thị Thu Trang (Cục Di sản Văn hóa), với tư cách là nguồn tài nguyên nhân văn có chất lượng trí tuệ cao, di sản văn hóa có khả năng phục vụ yêu cầu phát triển các ngành công nghiệp văn hoá, tiêu biểu nhất là phát triển du lịch văn hoá hay du lịch di sản.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Theo văn bản, thuật ngữ “kinh tế học di sản” ở Việt Nam được hiểu như thế nào?
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Được coi là xu hướng mới và có những chính sách hỗ trợ việc nghiên cứu và phát triển liên tục.
Giải thích
Đọc lướt văn bản, xác định các vị trí xuất hiện thuật ngữ “kinh tế học di sản”:
+ Những năm gần đây, ở Việt Nam đã xuất hiện thuật ngữ khoa học “kinh tế học di sản” như một xu thế mới trong nền kinh tế thị trường, tạo ra sự trao đổi học thuật sôi nổi theo cả hai chiều thuận và nghịch.
+ Hầu như ở các quốc gia trên thế giới, ngoài các dự án phát triển, người ta bắt đầu quan tâm tới việc đầu tư cho hoạt động bảo tồn di sản văn hóa dưới góc nhìn di sản đô thị và kinh tế học di sản.
Câu hỏi hướng đến vấn đề ở Việt Nam nên xác định nội dung cần tìm là: tạo ra sự trao đổi học thuật theo cả hai chiều thuận và nghịch. à Chọn B.
Câu 3:
Trong nội dung văn bản, TS. Nguyễn Thị Thu Trang đã nhắc tới mục tiêu thực hiện các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa ở Việt Nam như thế nào?
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Bảo tồn di sản trong sự phát triển tiếp nối, phục vụ mục tiêu phát triển toàn diện con người.
Giải thích
Đọc và xác định thông tin trong văn bản: Di sản văn hóa chỉ được bảo tồn khi nó được sử dụng và phát huy để phục vụ mục tiêu phát triển toàn diện con người Việt Nam. Di sản văn hóa phải được bảo tồn như một cơ thể sống động trong đời sống của cộng đồng và tạo ra sinh kế bền vững cho cộng đồng. Ngoài ra, phải được bảo tồn trong sự phát triển tiếp nối.
Câu 4:
Việc đầu tư hoạt động bảo tồn di sản văn hóa sẽ mang lại lợi ích gì cho cộng đồng?
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Nâng cao hình ảnh của Quốc gia, góp phần tạo nên sự phát triển bền vững về văn hóa.
Giải thích
Để giải quyết được câu hỏi này cần tổng hợp thông tin từ toàn bộ văn bản, chú ý tới nội dung liên quan tới tầm quan trọng của việc đầu tư vào bảo tồn di sản văn hóa: không chỉ là các hoạt động bảo tồn mà còn tạo ra sự phát triển kinh tế và xã hội. Đầu tư vào bảo tồn di sản có thể giúp tăng cường sự nhận thức về bản sắc văn hóa, thu hút du lịch, tạo việc làm, và tăng cường hình ảnh của quốc gia trên trường quốc tế, đồng thời gìn giữ giá trị văn hóa cho thế hệ tương lai.
Câu 5:
Theo TS. Nguyễn Thị Thu Trang, hoạt động bảo tồn di sản văn hóa cần được tiến hành như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Phát triển nhiều chương trình giáo dục cộng đồng về giá trị của các di sản văn hóa.
Giải thích
Đọc và tổng hợp thông tin của toàn bộ văn bản: Bảo tồn di sản văn hóa không chỉ dựa vào các hoạt động kinh tế mà còn cần sự nhận thức và tham gia của cộng đồng. Các chương trình giáo dục giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về giá trị của di sản văn hóa và tầm quan trọng của việc bảo tồn, từ đó thúc đẩy sự tham gia và hỗ trợ từ cộng đồng địa phương, tạo nền tảng vững chắc cho việc bảo tồn lâu dài và hiệu quả.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
“Khi trồng rau xanh, cần phải bón phân đạm để lá phát triển tốt. Còn đối với cây lấy củ thì đạm chỉ cần ở giai đoạn đầu, sau đó cần bón kali”. Đây là ứng dụng quy luật sinh thái cơ bản nào sau đây?
Câu 2:
Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết (1954), trọng tâm hoạt động đối ngoại của Việt Nam là gì?
Câu 3:
Khối chỏm cầu có bán kính và chiều cao
sinh ra khi quay hình phẳng giới hạn bởi cung tròn có phương trình
, trục hoành và hai đường thẳng
xung quanh trục
. Thể tích khối chỏm cầu này bằng bao nhiêu? (Kết quả làm tròn đến hàng phần mười)
Đáp án: _______
Câu 4:
Một đề thi trắc nghiệm có 5 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 5 đáp án trong đó chỉ có duy nhất 1 đáp án đúng. Xác suất để thí sinh làm sai ít nhất 4 câu hỏi là
Câu 5:
Có hai hộp, hộp thứ nhất đựng 3 bi đỏ, 2 bi xanh và 5 bi vàng, hộp thứ hai đựng 2 bi đỏ, 3 bi xanh và 2 bi vàng. Lấy ngẫu nhiên 2 bi, mỗi hộp một bi. Tính xác suất để trong một lần lấy ra được đúng một bi đỏ.
Đáp án: _______
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
Bộ 20 đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai
Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 15)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 13)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận