Câu hỏi:
25/02/2025 81Đọc đoạn trích sau:
“Ở Bắc Kỳ, các thầy phù thủy chế ra những bức tượng nhỏ bằng gỗ mà họ dùng để yểm bùa. Những hình nhân nhỏ này là bản sao của những người mà họ muốn ám hại. Họ cắt xén các bộ phận của hình nhân và kẻ được đại diện bởi hình nhân đó sẽ phải chịu đau đớn ở phần thân thể tương ứng với phần bị cắt xén trên hình nhân. Đôi khi hình nhân bị chặt đầu, và trong trường hợp đó thì cá thể kia sẽ chẳng còn sống được bao lâu nữa. Những người thợ mộc ác ý đôi khi sẽ đặt lên mái nhà những hình nộm bằng gỗ hoặc bằng giấy, trên tay cầm những cây gậy, một con dao hoặc một cái xô. Nếu hình nhân cầm gậy hoặc dao, chúng gây ra những cuộc ẩu đả, trộm cướp trong nhà; nếu hình nhân cầm xô, toàn bộ gia sản tiêu tán dần, như bị cạn kiệt do tác động bí ẩn của chiếc xô. Người ta cũng đặt trong bếp, trong ống khói, hai hình nộm gắn trên trục quay. Khói bốc lên khiến chúng quay, và thế là làm nảy sinh giữa vợ chồng nhà ấy những cuộc cãi vã bất tận. Trong ngôi nhà, chỉ cần một khúc gỗ dùng làm cột hay kèo bị đặt ngược là đủ để gia đình ấy phát sinh bao nhiêu là lục đục. Nếu thợ xây muốn hại gia chủ, họ giấu đâu đó một con dao và quay lưỡi dao về phía giường ngủ. Hễ ai ngủ trên giường ấy sẽ nhiễm thói quen đánh nhau bằng những vật dụng sắc nhọn. ”
(Paul Giran, Phù thuật và tín ngưỡng An Nam, NXB Thế giới, 2021)
Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án
Thuyết minh.
Giải thích
Căn cứ vào nội dung đoạn trích, xác định được nội dung được nhắc tới: phù thuật của người An Nam trong việc tạo và sử dụng những bức tượng. Tác giả đưa ra dẫn chứng về việc những người thợ mộc và thợ xây muốn hại chủ nhà thì sẽ tiến hành làm một số hành động ác ý và họ tin rằng nó sẽ có tác dụng.
Từ đó xác định, đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt thuyết minh (cung cấp hiểu biết về việc người An Nam dùng tượng gỗ làm phù thuật). Đây không phải PTBĐ nghị luận vì tác giả chỉ cung cấp thông tin, không tiến hành bàn luận, nhận định (đúng/sai, tốt/xấu về việc này).
Đoạn trích không có nhân vật, sự kiện cụ thể nên không sử dụng PTBĐ tự sự và miêu tả.
Đáp án đúng: Thuyết minh (chọn đáp án A).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
“Khi trồng rau xanh, cần phải bón phân đạm để lá phát triển tốt. Còn đối với cây lấy củ thì đạm chỉ cần ở giai đoạn đầu, sau đó cần bón kali”. Đây là ứng dụng quy luật sinh thái cơ bản nào sau đây?
Câu 2:
Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết (1954), trọng tâm hoạt động đối ngoại của Việt Nam là gì?
Câu 3:
Khối chỏm cầu có bán kính và chiều cao
sinh ra khi quay hình phẳng giới hạn bởi cung tròn có phương trình
, trục hoành và hai đường thẳng
xung quanh trục
. Thể tích khối chỏm cầu này bằng bao nhiêu? (Kết quả làm tròn đến hàng phần mười)
Đáp án: _______
Câu 4:
Một đề thi trắc nghiệm có 5 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 5 đáp án trong đó chỉ có duy nhất 1 đáp án đúng. Xác suất để thí sinh làm sai ít nhất 4 câu hỏi là
Câu 5:
Có hai hộp, hộp thứ nhất đựng 3 bi đỏ, 2 bi xanh và 5 bi vàng, hộp thứ hai đựng 2 bi đỏ, 3 bi xanh và 2 bi vàng. Lấy ngẫu nhiên 2 bi, mỗi hộp một bi. Tính xác suất để trong một lần lấy ra được đúng một bi đỏ.
Đáp án: _______
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
Bộ 20 đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai
Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 15)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 13)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận