Câu hỏi:
28/02/2025 78Nói đến sa mạc người ta thường nghĩ ngay đến sự khắc nghiệt của vùng đất này. Nhiệt độ ban ngày có thể lên đến 50oC, nhưng ban đêm lại có thể giảm xuống đến -40oC, cùng với lượng mưa hiếm hoi. Mặc cho điều kiện là thế, hệ sinh thái ở đây lại khá đa dạng. Sống trong điều kiện khó khăn, chúng dường như phải gồng mình lên để chống chọi lại với thiên nhiên, thời tiết cho nên những sinh vật ở đây sẽ có hình dạng rất đặc biệt, mà chỉ cần nhìn vào hình dáng của chúng cũng đã nói lên được môi trường sống như thế nào. Chẳng hạn như hoa hồng sa mạc, chúng có bộ rễ to, gốc phình mập mạp. Hay loài xương rồng khổng lồ được biết đến như là biểu tượng của sa mạc với những chiếc gai mọc chi chít quanh thân. Sự đóng mở khí khổng của những loài thực vật này cũng đem lại lợi ích to lớn cho chúng.
Ngoài ra không thể không kể đến những “cư dân sa mạc” – tên gọi dùng để chỉ những loài động vật tiến hoá thích nghi để sống trong môi trường sa mạc. Nhiều động vật sa mạc có đôi tai lớn, chân và cái đuôi dài. Các cơ quan này hoạt động như những bộ máy điều hoà, giúp chúng tự bảo vệ trước cái nóng khủng khiếp. Nhiều loài trong số chúng không tiết mồ hôi, nước tiểu cũng đặc và phân khô.
Các cơ chế thích nghi như bộ rễ to, gốc phình ở hoa hồng sa mạc, gai mọc quanh thân của xương rồng hay sự không tiết mồ hôi, nước tiểu đặc, phân khô ở các “cư dân sa mạc” nhằm mục đích gì?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án
Giảm thiểu sự mất nước.
Giải thích
Các cơ chế thích ứng ở thực vật và động vật kể trên đều nhằm mục đích giảm thiểu tối đa sự mất nước, giúp trữ lượng nước trong cơ thể đảm bảo sự tồn tại trong điều kiện ít mưa, thiếu nước.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây là đúng về sự biến dạng của gai xương rồng?
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Gai xương rồng và gai của hoa hồng là các ví dụ về cơ quan tương tự.
Giải thích
Gai xương rồng và gai hoa hồng là ví dụ về cơ quan tương tự, tức là có hình dạng giống nhau, đảm nhận chức năng tương tự nhau nhưng có nguồn gốc khác nhau (gai xương rồng do biến dạng của lá, gai hoa hồng do biểu bì thân biến thành).
Sự biến dạng của lá thành gai nhằm giảm tối đa sự mất nước do thoát hơi nước.
Mặc dù không có lá, nhưng xương rồng vẫn có cơ chế quang hợp nằm ở thân.
Câu 3:
Đối với thực vật, quang hợp là hoạt động sống quan trọng. Cơ chế nào giúp cho hầu hết thực vật ở sa mạc có thể vừa đảm bảo việc thu nhận CO2 mà cùng lúc vẫn giữ lại lại tối đa lượng nước cho mình?
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Ban ngày diễn ra chu trình tái cố định CO2, còn ban đêm mới xảy ra chu trình cố định CO2 tạm thời.
Giải thích
Đối với hầu hết thực vật sa mạc, việc trữ nước là điều vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, quang hợp cũng là hoạt động sống không thể thiếu. Để đảm bảo được cả 2 việc đều được đáp ứng thì chúng có cơ chế đặc biệt: sự đóng mở khí khổng ngược lại so với các loài thực vật khác, khi mà khí khổng đóng ban ngày để hạn chế việc thoát hơi nước, đồng thời sẽ mở lại vào ban đêm để thực hiện việc thu nhận CO2 tạm thời. Trong khoảng thời gian ban ngày khi khí khổng đóng, chúng sẽ sử dụng nguồn nguyên liệu tạm thời đó để thực hiện chu trình tái cố định CO2.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong giai đoạn 1921-1930, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia sáng lập tổ chức nào sau đây?
Câu 2:
Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D to indicate the correct word or phrase that best fits each the numbered blanks
Câu 3:
Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRUNG BÌNH VÀ LƯỢNG MƯA CÁC THÁNG TẠI HUẾ NĂM 2021
(Nguồn: Tổng cục Thống kê - https://www.gso.gov.vn/)
Theo bảng số liệu và kiến thức đã học, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với nhiệt độ không khí trung bình và lượng mưa các tháng tại Huế năm 2021?
Câu 5:
Một hình chóp cụt đều có cạnh đáy lớn bằng 4, cạnh đáy nhỏ bằng 2 và chiều cao của nó bằng
. Thể tích của khối chóp cụt đều đó bằng bao nhiêu? (Kết quả làm tròn đến hàng phần mười)
Đáp án: _______
Câu 6:
Trong quá trình chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản của Việt Nam (1919-1929), Nguyễn Ái Quốc có hoạt động tiêu biểu nào sau đây?
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
Bộ 20 đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai
Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 15)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 13)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận