Câu hỏi:

28/02/2025 171

[...] “Về tài chính - kinh tế, năm 1396, Hồ Quý Ly mở đầu cuộc cải tổ của mình về kinh tế với việc phát hành tiền giấy, gọi là “Thông bảo hội sao”, bỏ hẳn việc dùng tiền đồng đang lưu hành trong xã hội. Tiền giấy có nhiều loại, vẽ hình khác nhau: loại 10 đồng (vẽ hình rau tảo), 30 đồng, 1 tiền, 2 tiền, 3 tiền, 5 tiền và 1 quan (vẽ hình rồng). Đó là một cải cách táo bạo, không những hủy bỏ đồng tiền cũ mà còn xóa đi một quan niệm cũ về tiền tệ. Sử dụng tiền giấy là một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử nước ta trước đó.

Năm 1397, Hồ Quý Ly đặt ra phép hạn điền, tức là hạn chế việc sở hữu ruộng tư. Theo phép hạn điền, trừ đại vương và trưởng công chúa, còn tất cả mọi người, từ quý tộc cho đến thứ dân, đều bị hạn chế số ruộng tư (tối đa 10 mẫu), cho phép lấy ruộng tư chuộc tội. Nhà nước tiến hành đo đạc lại ruộng đất, diện tích thừa phải sung công, nghĩa là khôi phục chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất. Đó là những cải cách tiến bộ đánh mạnh vào thế lực của tầng lớp quý tộc điền trang và địa chủ tư hữu, tăng nguồn thu nhập sưu thuế cho nhà nước.

Một chính sách cải cách kinh tế quan trọng của nhà Hồ là sự đổi mới chế độ thuế khóa. Mức thuế đối với ruộng đất công làng xã khoảng 1/3 sản lượng. Đó là mức thuế nhẹ mà nông dân các làng xã có thể chịu được. Đối với ruộng đất tư hữu, nhà Hồ đã tăng mức thuế từ 3 thăng/1 mẫu (thời Trần) lên 5 thăng/1 mẫu.

Cùng với chính sách thuế, phép hạn điền phần nào có lợi cho những người nghèo ít ruộng, mặt khác, chặn đứng xu thế phát triển tự nhiên của ruộng đất tư hữu.

Tiến thêm một bước, năm 1401, nhà Hồ đã ban hành phép hạn nô, các quý tộc bị hạn chế số nô tì, số thừa ra (những nô tì không có chúc thư 3 đời) bị sung công, bồi thường cho chủ 5 quan một người. Các loại gia nô phải thích dấu hiệu vào trán. Phép hạn nô đã chuyển một số lớn gia nô thành quan nô (nô tì nhà nước, họ có thay đổi về thân phận, nhưng vẫn không được giải phóng). Cùng với phép hạn điền, phép hạn nô về cơ bản đã làm suy sụp tầng lớp quý tộc cũ nhà Trần và nền kinh tế điền trang, tăng cường thế lực kinh tế của Nhà nước trung ương.” [...]

(Theo Lê Khiêm (tổng hợp), https://baotanglichsu.vn/)

Theo đoạn tư liệu, hiện tượng chưa từng có trong lịch sử nước ta trước đó để chỉ

Đáp án chính xác

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

Đề toán-lý-hóa Đề văn-sử-địa Tiếng anh & các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Đáp án

việc sử dụng tiền giấy.

Giải thích

Theo đoạn tư liệu “Về tài chính - kinh tế, năm 1396, Hồ Quý Ly mở đầu cuộc cải tổ của mình về kinh tế với việc phát hành tiền giấy, gọi là “Thông bảo hội sao”, bỏ hẳn việc dùng tiền đồng đang lưu hành trong xã hội… Đó là một cải cách táo bạo, không những hủy bỏ đồng tiền cũ mà còn xóa đi một quan niệm cũ về tiền tệ. Sử dụng tiền giấy là một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử nước ta trước đó”. Như vậy, đáp án đúng là việc sử dụng tiền giấy.

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Chính sách hạn nô mà Hồ Quý Ly ban hành có hạn chế nào sau đây?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Đáp án

Nô tì không được giải phóng thân phận.

Giải thích

Theo đoạn tư liệu “Tiến thêm một bước, năm 1401, nhà Hồ đã ban hành phép hạn nô, các quý tộc bị hạn chế số nô tì, số thừa ra (những nô tì không có chúc thư 3 đời) bị sung công, bồi thường cho chủ 5 quan một người. Các loại gia nô phải thích dấu hiệu vào trán. Phép hạn nô đã chuyển một số lớn gia nô thành quan nô (nô tì nhà nước, họ có thay đổi về thân phận, nhưng vẫn không được giải phóng)”. Việc nô tì không được giải phóng là hạn chế của chính sách này. Nếu nô tì được giải phóng, họ sẽ trở thành lực lượng ủng hộ và trung thành với triều đình.

Câu 3:

Những chính sách cải cách được nêu trong đoạn tư liệu nhằm mục tiêu chung là

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Đáp án

củng cố quyền lực của chính quyền trung ương.

Giải thích

Những chính sách như đổi tiền đồng sang dùng tiền giấy, tăng cường thu thuế đối với ruộng đất tư nhân, chính sách hạn điền, hạn nô… nhằm mục đích hạn chế quyền lực của tầng lớp vương hầu, quý tộc, tăng cường sức mạnh quân đội,... những biện pháp này đều nhằm củng cố quyền lực cho chính quyền trung ương.

Bình luận


Bình luận

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Trong giai đoạn 1921-1930, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia sáng lập tổ chức nào sau đây?

Xem đáp án » 28/02/2025 529

Câu 2:

Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D to indicate the correct word or phrase that best fits each the numbered blanks

Xem đáp án » 02/03/2025 389

Câu 3:

Cho bảng số liệu:

NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRUNG BÌNH VÀ LƯỢNG MƯA CÁC THÁNG TẠI HUẾ NĂM 2021

Media VietJack

(Nguồn: Tổng cục Thống kê - https://www.gso.gov.vn/)

Theo bảng số liệu và kiến thức đã học, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với nhiệt độ không khí trung bình và lượng mưa các tháng tại Huế năm 2021?

Xem đáp án » 28/02/2025 366

Câu 4:

Nhận định nào sau đây là đúng? Tia gamma

Xem đáp án » 28/02/2025 339

Câu 5:

Một hình chóp cụt đều có cạnh đáy lớn bằng 4, cạnh đáy nhỏ bằng 2 và chiều cao của nó bằng . Thể tích của khối chóp cụt đều đó bằng bao nhiêu? (Kết quả làm tròn đến hàng phần mười)

Đáp án: _______

Xem đáp án » 14/03/2025 297

Câu 6:

Trong quá trình chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản của Việt Nam (1919-1929), Nguyễn Ái Quốc có hoạt động tiêu biểu nào sau đây?

Xem đáp án » 28/02/2025 269

Câu 7:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

Xem đáp án » 28/02/2025 249