Câu hỏi:
04/03/2020 381Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh ở người
Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
(1) Có 5 người trong phả hệ này không xác định được chính xác kiểu gen.
(2) Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen đồng hợp.
(3) Có tối đa 6 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp trội.
(4) Xác suất sinh con trai bị bệnh của cặp vợ chồng III.13 - III. 14 là 25%.
(5) Cặp vợ chồng I.3 - I.4 không mang alen gây bệnh.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn đáp án A
Xét sự quy định bệnh:
Ta có I1, I2 bình thường sinh con bệnh II6, 8 nên gen gây bệnh là gen lặn.
Gen bị bệnh biểu hiện ở cả nam và nữ nên gen gây bệnh là gen lặn nằm trên NST thường.
Quy ước: A: bình thường >> a: bị bệnh.
Xét kiểu gen trong từng thế hệ ta có:
I6 bệnh có kiểu gen aa ® Kiểu gen của I1, I2 dị hợp; tương tự với II9, I10 mang kiểu gen Aa.
II8 và III13 có kiểu gen aa; III13 nhận a của II8 và 1 alen a của II7 mà II7 có kiểu hình bình thường nên kiểu gen của II7 là Aa. III15 bị bệnh nên mang kiểu gen aa.
Các cá thể có thể xác định chính xác kiểu gen với quy luật trên: I1, I2; II6, 7, 8, 9, 10; III13, 15 ®1 sai vì có 6 người trong phả hệ không xác định chính xác kiểu gen.
Người bị bệnh kiểu gen aa (đồng hợp) ® 2 đúng. I3 hoặc I4 có thể có kiểu gen đồng hợp trội AA hoặc cả hai đều mang kiểu gen dị hợp Aa vì sinh ra II10 mang kiểu gen Aa.
Số người có kiểu gen đồng hợp trội tối đa: II5, 11, 12, I3 hoặc I4 ®3 sai.
II9, II10 mang kiểu gen Aa nên sinh ra con II14 có khả năng mang thành phần kiểu gen 1/3AA : 2/3Aa
Xác suất sinh con bị bệnh của cặp III.13 - III. 14: (1/3AA : 2/3Aa) x aa ®aa = 2/3 x 1/2 =1/3
Xác suất sinh con trai bệnh: 1/6 ® 4 sai
Cặp vợ chồng I3, 4 phải có 1 trong 2 người có alen gây bệnh mới sinh ra con II10 mang kiểu Aa ® 5 Sai.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Xét một đoạn ADN chứa 2 gen. Gen thứ nhất có tỉ lệ từng loại nucleotide trên mạch đơn thứ nhất là: A : T : G : X = 1 : 2 : 3 : 4. Gen thứ hai có số lượng nucleotide từng loại trên mạch đơn thứ hai là: . Đoạn ADN này có tỉ lệ từng loại nucleotide là bao nhiêu?
Câu 2:
Ở ruồi giấm, mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn, xét phép lai: . Tỉ lệ kiểu hình đực mang tất cả các tính trạng trội ở F1 chiếm 8,75%. Cho biết không có đột biến xảy ra, không có đột biến xảy ra, hãy chọn kết luận đúng?
Câu 3:
Một nhà di truyền học xác định rằng một bệnh gây ra bởi một đột biến gen lặn trong một alen của một gen. Các alen đột biến bị mất tymin ở vị trí 25 của gen. Các gen này được tìm thấy trên các nhiễm sắc thể X. Dưới đây là trình tự nuclêôtit của gen bình thường và các kết luận:
5’ -ATG –TTA –XGA –GGT –ATX –GAA –XTA –GTT –TGA –AXT –XXX –ATA –AAA -3’
(1)Các protêin đột biến có chứa nhiều hơn bốn axit amin so với các protêin bình thường.
(2)Các protêin đột biến có chứa ít hơn một axit amin so với các protêin bình thường.
(3)Nam giới có nhiều khả năng bị bệnh hơn nữ.
Kết luận nào về hậu quả của đột biến này là đúng?
Câu 4:
Có 4 tế bào sinh tinh có kiểu gen giảm phân hình thành giao tử và không xảy ra hiện tượng trao đổi chéo, tỷ lệ các loại giao tử có thể được tạo ra là
(1) 6:6:1:1.
(2) 2:2:1:1:1:1.
(3) 2:2:1:1.
(4) 3:3:1:1.
(5) 1:1:1:1.
(6) 1:1.
(7) 4:4:1:1.
(8) 1:1:1:1:1:1:1:1.
Số các phương án đúng là:
Câu 5:
Cho các trường hợp sau:
1. Gen tạo ra sau tái bản ADN bị mất 1 cặp nucleotit.
2. Gen tạo ra sau tái bản ADN bị thay thế ở 1 cặp nucleotit.
3. mARN tạo ra sau phiên mã bị mất 1 nucleotit.
4. mARN tạo ra sau phiên mã bị thay thế 1 nucleotit.
5. Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị mất 1 axitamin
6. Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị thay thế 1 axitamin.
Có bao nhiêu trường hợp được xếp vào đột biến gen?
Câu 6:
Ở cà độc dược, bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Một tế bào sinh dưỡng nguyên phân không bình thường khi có một nhiễm sắc thể kép không phân li, kết thúc quá trình nguyên phân này sẽ tạo ra:
Câu 7:
Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của Operon Lac ở vi khuẩn E.coli, khi môi trường có chất cảm ứng lactozo thì diễn ra các sự kiện nào?
(1)Gen điều hòa tổng hợp protein ức chế, protein ức chế gắn vào vùng vận hành.
(2)Chất cảm ứng kết hợp với chất ức chế, protein ức chế không gắn được vào vùng vận hành.
(3)Các gen cấu trúc không thực hiện phiên mã được.
(4)ARN polimeraza liên kết với khởi động, các gen cấu trúc hoạt động thưc hiện phiên mã tạo mARN và mARN tiến hành dịch mã tổng hợp protein.
Phương án đúng là:
về câu hỏi!