Câu hỏi:
04/03/2020 4,237Khi nói về hệ tuần hoàn ở thú, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 2 loại, đó là hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.
II. Máu chảy trong động mạch luôn có áp lực lớn hơn so với máu chảy trong mao mạch.
III. Máu chảy trong động mạch luôn giàu O2.
IV. Nhịp tim của voi luôn chậm hơn nhịp tim của chuột.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn đáp án B
Chỉ có 2 phát biểu đúng là II, IV → Đáp án B
I - Sai vì ở thú chỉ có hệ tuần hoàn kín
III - Sai. Vì máu ở tâm thất phải là màu đỏ thẫm và giàu CO2 → Động mạch phổi → Mao mạch mới thực hiện trao đổi khí thì lúc này máu mới là màu đỏ tươi và giàu O2. Từ đó, máu ở động mạch phổi giàu CO2 chứ không giàu O2.
STUDY TIP
Hệ thống tuần hoàn kép là hệ thống tuần hoàn trong đó máu sau khi được ô-xy hóa sẽ trở lại tim lần thứ hai trước khi được phân phối đến các mô trong cơ thể. Do đi qua tim hai lần nên áp lực của máu và tốc độ dòng chảy rất cao. Hệ thống tuần hoàn kép gồm hai vòng tuần hoàn nhỏ hơn là vòng tuần hoàn phổi và vòng tuần hoàn hệ thống. Lưỡng cư, Bò sát, Chim và Thú có hệ thống tuần hoàn kép như thế này.
Vòng tuần hoàn phổi: Máu sau khi bị khử ô-xy được đưa vào tâm nhĩ phải ở trong tim, từ đây máu được chuyển sang tâm thất phải và được bơm lên phổi qua động mạch phổi. Ở phổi, máu giải thoát khí CO2 và hấp thụ ô-xy rồi quay trở lại tim qua tĩnh mạch phổi.
Vòng tuần hoàn hệ thống: máu chảy dưới áp lực cao từ tâm thất trái qua động mạch chủ để phân phối đi khắp cơ thể. Sau khi trao đổi chất với các tế bào trong mô, máu trở lại tâm nhĩ phải qua tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới kết thúc vòng tuần hoàn
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ở ruồi giấm, gen A quy định tính trạng mắt đỏ, gen a quy định tính trạng mắt trắng. Khi hai gen nói trên tự tái bản 4 lần thì số nucleotit trong các gen mắt đỏ ít hơn các gen mắt trắng 32 nucleotit và gen mắt trắng tăng lên 3 liên kết hidro. Hãy xác định kiểu biến đổi có thể xảy ra trong gen đột biến?
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?
Câu 3:
Phát biểu nào sau đây là không đúng về các đặc trưng di truyền của quần thể?
Câu 4:
Phương pháp nào sau đây sẽ tạo ra được cá thể có mức phản ứng hoàn toàn giống với dạng ban đầu?
Câu 5:
Nghiên cứu hình ảnh sau đây và cho biết có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? Biết rằng alen 1 quy định màu nâu nhạt và alen 2 quy định màu nâu đậm
(1) Quần thể đang chịu sự tác động của hiện tượng phiêu bạt di truyền.
(2) Sau hiện tượng này, tần số alen nâu nhạt giảm đi ở quần thể 1 và tăng lên ở quần thể 2.
(3) Hiện tượng này làm xuất hiện alen mới ở quần thể 2.
(4) Hiện tượng này làm giảm sự phân hóa vốn gen của hai quần thể.
(5) Hiện tượng này giúp rút ngắn thời gian của quá trình hình thành loài mới.
Số phát biểu đúng là:
Câu 6:
Định luật Hacđi - Vanbec chỉ đúng trong trường hợp:
1. Quần thể có số lượng cá thể lớn, giao phối ngẫu nhiên
2. Quần thể có nhiều kiểu gen, mỗi gen có nhiều alen
3. Các kiểu gen có sức sống và độ hữu thụ như nhau
4. Không phát sinh đột biến mới
5. Không có sự di cư và nhập cư giữa các quần thể
Phương án đúng:
về câu hỏi!