Câu hỏi:
08/03/2025 187Đọc đoạn trích sau:
(1) Tôi đứng lại gần xem. Trên cánh tay người mẹ, chỉ còn là một dúm thịt con đã nhăn nheo: đứa bé há hốc miệng thở ra, mặt xám nhợt. Người mẹ thỉnh thoảng lấy cái lông gà dúng vào chén mật ong để bên cạnh, phết lên lưỡi của đứa bé.
- Cháu nó sài đã hơn một tháng nay. Hôm nọ đã đỡ. Mấy hôm nay vì không có tiền mua thuốc lại tăng. Ông lang bảo cháu khó qua khỏi được.
(2) Người mẹ nói xong nấc lên một tiếng rồi nức nở khóc. Bà cụ già lê nhích lại gần, cúi xuống khe khẽ kéo lại những cái tã rách như xơ mướp.
(3) Cái cảnh đau thương ấy làm tôi rơm rớm nước mắt. Một cảm giác nghẹn ngào đưa lên chẹn lấy cổ. Tôi lấy tờ giấy bạc năm đồng đưa cho người mẹ, rồi vội vàng bước ra cửa, để mặc hai người nhìn theo ngờ vực.
(4) Qua ngưỡng cửa, tôi va phải một người đàn ông ốm yếu tay cắp một cái áo quan con bằng gỗ mới. Đến bên đường, tôi nghe thấy trong căn nhà lụp xụp đưa ra tiếng khóc của hai người đàn bà.
Đứa bé con đã chết.
(5) Anh Thanh lặng yên một lát như nghĩ ngợi, rồi nói tiếp:
- Cái kỷ niệm buồn rầu ấy cứ theo đuổi tôi mãi mãi đến bây giờ, rõ rệt như các việc mới xảy ra hôm qua. Sự đó nhắc cho tôi nhớ rằng người ta có thể tàn ác một cách dễ dàng. Và mỗi lần tôi nghĩ đến anh phu xe ngoại ô kia, lại thấy đau đớn trong lòng, như có một vết thương chưa khỏi.
(Thạch Lam, Một cơn giận, Truyện ngắn Thạch Lam, NXB Văn học, 2003)
Đoạn văn trên được viết theo phong cách nghệ thuật nào?
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án
Hiện thực
Giải thích
- Xác định nội dung đoạn trích:
+ Đoạn 1: Nhân vật “tôi” đến thăm hỏi cháu bé ốm nặng nơi xóm nghèo.
+ Đoạn 2: Nỗi đau đớn, bi thương của người mẹ và bà cháu bé.
+ Đoạn 3: Cảm xúc xót xa và hành động của nhân vật “tôi” khi chứng kiến bi kịch của cháu bé.
+ Đoạn 4: Cái chết của cháu bé.
+ Đoạn 5: Tâm sự, chiêm nghiệm của nhân vật “tôi”.
- Nhân vật “tôi” đến thăm cháu bé ốm nặng, chứng kiến sự héo hon của cháu bé cùng hoàn cảnh nghiệt ngã mà gia đình bé đang phải chịu, nhân vật “tôi” không kìm được sự xót xa. Dù nhân vật “tôi” đã giúp gia đình năm đồng nhưng không kịp cứu cháu bé, cuối cùng cháu bé vẫn chết. Nhân vật “tôi” trở về và có những suy ngẫm về con người. Như vậy đoạn trích xoáy sâu vào bi kịch hiện thực cuộc sống -> Chọn phương án B.
- Giải thích các phương án sai:
+ Yếu tố trữ tình cũng là một yếu tố được thể hiện trong văn bản này, cụ thể là đoạn (3) và (5). Tác giả bộc lộ cảm xúc cá nhân trước hiện thực cuộc sống. Tuy vậy, cảm hứng bao trùm lên toàn bộ đoạn trích là hiện thực xã hội → Loại phương án A.
+ Khuynh hướng lãng mạn được thể hiện trong các tác phẩm khi thiên về bày tỏ cảm xúc và không tập trung vào sự kiện, tình huống. Đoạn trích này tập trung kể lại sự việc nhân vật “tôi” đến nhà thăm hỏi cháu bé → Loại phương án C.
+ Cảm hứng bi hùng phải thể hiện được sự hào hùng và bi ai. Tuy nhiên trong đoạn trích không có chi tiết nào gợi cảm giác hào hùng → Loại phương án D.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một vật đang đứng yên thì bị tách thành hai phần, phần thứ nhất có khối lượng m1 với vận tốc , phần thứ hai có khối lượng m2 = 2m1 với vận tốc . Tỉ số động năng của phần thứ nhất và động năng của phần thứ hai bằng
Câu 2:
Có 8 bạn cùng ngồi xung quanh một cái bàn tròn, mỗi bạn cầm một đồng xu như nhau. Tất cả 8 bạn cùng tung đồng xu của mình, bạn có đồng xu ngửa thì đứng, bạn có đồng xu sấp thì ngồi. Xác suất để không có hai bạn liền kề cùng đứng là
Câu 5:
Phát biểu nào sau đây không đúng với Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?
Câu 6:
Để đúc các vật bằng thép, người ta nấu chảy thép trong lò. Thép đưa vào lò có nhiệt độ 20∘C, hiệu suất của lò là 60% (nghĩa là 60% nhiệt lượng cung cấp cho lò được dùng vào việc đun nóng thép cho đến khi nóng chảy). Để cung cấp nhiệt lượng, người ta đốt hết 200 kg than đá có năng suất tỏa nhiệt là 29.106 J/kg. Nhiệt nóng chảy riêng của thép là 2,77.105 J/kg; nhiệt độ nóng chảy là 1300 ∘C; nhiệt dung riêng của thép 460 J/kg.K. Xác định khối lượng của mẻ thép đang nấu chảy là bao nhiêu?
(Kết quả làm tròn đến phần nguyên)
Đáp án: _______
Bộ 20 đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai
Bộ 20 đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 15)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 13)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận