Câu hỏi:

13/03/2025 133

MẠCH NGUỒN ĐẤT MẸ

Giếng làng có tự ngàn xưa

Bậc đá mòn lòa xòa bụi cỏ 

Cụm bèo ong dập dềnh trước gió

Mắt giêng trong in bóng mây trời

 

Giếng giữ trong lòng lịch sử quê tôi

Người phụ nữ chân trần gánh nước

Đòn gánh tre oằn trong cơ cực

Để mạch nguồn thổn thức dưới lòng khơi


Giếng bao đời vẫn thế giếng ơi

Sau vòm đa xanh là khoảng trời lặng lẽ

Con bống xưa giỡn trăng vàng quẫy nhẹ

Những vòng trăng theo sóng nước loang xa


Tôi trở về bên giếng nước gốc đa

Cầm chiếc gàu múc lại thời thơ bé

Nước mát ngọt từ mạch nguồn đất mẹ

Tôi uống vào lòng cả mảng hồn quê.

2017,  Nguyễn Thị Thu Hà

*Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam với phong cách thơ nhẹ nhàng du dương, thấm đượm tình yêu quê hương làng xóm.

Em hãy viết bài văn phân tích hai khổ thơ 1 và 4 của bài thơ:

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

Đề toán-lý-hóa Đề văn-sử-địa Tiếng anh & các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát  được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Qua bài thơ “Mạch nguồn đất mẹ’’ của Nguyễn Thị Thu Hà, ta đã thấy được tình yêu quê hương đồng thời cũng thể được nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. 

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cần đảm bảo các yêu cầu sau:

c1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Thị Thu Hà, bài thơ “Mạch nguồn đất mẹ”

- Vấn đề nghị luận Nội dung đoạn thơ: Tình yêu quê hương đồng thời cũng thể hiện được nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. 

c2. Thân bài

* Giới thiệu chung 

- Bài thơ viết năm 2017

- Khái quát vị trí, nội dung hai khổ thơ: thể hiện tình yêu quê hương sâu sắc của tác giả.

Hướng dẫn chấm:

Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. 

Đáp ứng được 01 yêu cầu: 0,25 điểm.

* Cảm nhận về đoạn thơ

* Luận điểm 1: Hình ảnh giếng nước thân thuộc trong cảm nhận của nhân vật trữ tình:

+ Khổ thơ đầu mở đầu bằng hình ảnh “giếng”, đây là một hình ảnh gắn liền với cuộc sống làng quê lưu giữ những kỉ niệm của nhân vật trữ tình. Hình ảnh chân thực, giản dị gắn liền với cuộc đời, tuổi thơ mỗi người.

Giếng làng có tự ngàn xưa

Bậc đá mòn lòa xòa bụi cỏ

+ Tác giả đã sử dụng hình ảnh “bậc đá” kết hợp với tính từ “mòn” cùng phép đảo ngữ “lòa xòa bụi cỏ” vẽ ra trước mắt người đọc hình ảnh của chiếc giếng cũ kĩ có từ “ngàn xưa” cùng với những bậc đá mòn với những nhúm cỏ mọc chen chúc nhau. Qua đó ta như thấy được sự gắn bó của chiếc giếng đối với quê hương của tác giả. Nó như nhân chứng, chứng kiến sự thay đổi của vạn vật. 

+ Hình ảnh giếng được cảm nhận cụ thể: 

Cụm bèo ong dập dềnh trước gió 

Mắt giếng trong in bóng mây trời

 “cụm bèo ong” kết hợp với từ láy “dập dềnh”, tác giả tài tình khi sử dụng cái động diễn tả cái tĩnh, từ đó đã diễn tả sự chuyển động, sóng sánh của nước khi có cơn gió nhẹ nhàng thổi ngang qua-> yên bình thanh thản của xóm làng. Hình ảnh “mắt giếng trong” độc đáo, “mắt giếng” có thể là hình ảnh của chiếc giếng nhỏ được nhìn từ trên cao xuống, in bóng mây trắng, trời xanh. 

=> Bằng việc sử dụng hình ảnh thơ đầy quen thuộc, gần gũi, các tính từ kết hợp với từ láy cùng các biện pháp nghệ thuật độc đáo, tác giả đã vẽ ra trước mắt người đọc khung cảnh làng quê bình dị, yên ả, gần gũi và đầy thân thuộc và tô đậm tình yêu làng quê của tác giả.

*/ Luận điểm 2: Giếng nước trong ngày trở về của nhân vật trữ tình và tình yêu với quê hương.

- Giếng nước vẫn thân thuộc, gần gũi, gắn bó với tuổi thơ. 

+ Đại từ nhân xưng “tôi”,  đông từ “trở về” và các hình ảnh thơ “giếng nước, gốc đa” , giọng thơ tự sự, tâm tình, hoài niệm đã cho ta thấy được sự trở về của tác giả. Tôi trở về bên giếng nước gốc đa,

+ Nhân vật “Tôi” đắm chìm vào kỉ niệm xưa, “Cầm lên chiếc gàu múc lại thời thơ bé /  Nước mát ngọt từ mạch nguồn đất mẹ” 

Từ ngữ được lựa chọn đặc săc TT “ngọt”. Vị ngọt ở đây không chỉ là vị ngọt của nước giếng mà đó còn là vị ngọt của tâm hồn khi được trở về quê hương, xóm làng sống lại những ngày thơ bé. Tâm trạng hạnh phúc, thanh thản…

+ Câu thơ cuối như lời tâm tình thủ thỉ: “Tôi uống vào lòng cả mảng hồn quê” 

 “Mảng hồn quê” những mảng tâm hồn của quê hương nơi chứa đựng kỉ niệm tuổi thơ đầy thanh bình yên ả. Vị ngọt của tâm hồn, vị ngọt của quê hương đã nâng đỡ tâm hồn con người, là bệ đỡ cho tình yêu quê hương…

=>  Bài thơ ca ngợi tình yêu quê hương, đất mẹ và ý thức bảo vệ gìn giữ của mỗi người trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

* Đánh giá 

- Nghệ thuật: Sử dụng thể thơ tự do tạo tính nhạc cho cả bài thơ; ngôn ngữ thơ bình dị, thân thuộc; giọng điệu nhẹ nhàng tha thiết chất chứa tình cảm của tác giả; kết hợp với các biện pháp nghệ thuật độc đáo: nhân hóa, điệp ngữ,... cùng các động từ, hình ảnh thơ vô cùng chân thực, gần gũi.   

- Nội dung: Bài thơ đã góp phần thể hiện tình yêu hương đất nước đồng thời ta cũng cảm nhận được sự tài tình của tác giả trong từng câu thơ…

=> Tình yêu quê hương từ những gì quen thuộc và gần gũi của mỗi con người.

Hướng dẫn chấm: Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên: 0,25 điểm.

c3. Kết bài:

- Đánh giá ý nghĩ của vấn đề, liên hệ, mở rộng và nêu suy nghĩ bản thân.

Hướng dẫn chấm: Đáp ứng được 01 yêu cầu trở lên: 0,25 điểm.

d. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt, liên kết câu trong văn bản. 

Hướng dẫn chấm: Sai 05 lỗi trở lên: 0 điểm.

e. Sáng tạo

Thí sinh có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Hướng dẫn chấm:

- Thí sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; lời văn có giọng điệu, hình ảnh, cảm xúc.

Bình luận


Bình luận

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Văn bản trên thuộc loại văn bản thông tin nào?

Xem đáp án » 13/03/2025 340

Câu 2:

Viết đoạn văn  (khoảng 200 chữ) trình bày những việc cần làm để vượt qua những thử thách trong cuộc sống. 

Xem đáp án » 13/03/2025 46

Câu 3:

Nêu cách đánh giá của người viết về danh lam thắng cảnh Động Phong Nha được thể hiện qua nhan đề.

Xem đáp án » 13/03/2025 0

Câu 4:

Nêu tác dụng của biện pháp liệt kê được thể hiện trong câu: Đặc trưng của nơi đây là sở hữu nhiều thạch nhũ với nhiều hình dáng đẹp, bắt mắt với không khí mát mẻ, dễ chịu, rất được du khách yêu thích.

Xem đáp án » 13/03/2025 0

Câu 5:

Nêu tác dụng của việc đưa hình ảnh của Động Phong Nha vào trong văn bản.

Xem đáp án » 13/03/2025 0

Câu 6:

Chỉ ra những thông điệp ý nghĩa mà người viết đã thể hiện qua văn bản.

Xem đáp án » 13/03/2025 0