Câu hỏi:

13/03/2025 155

Viết văn bản nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích bài thơ sau 

NGỤ NGÔN CỦA MỖI NGÀY

Đỗ Trung Quân

Ngồi cùng trang giấy nhỏ

Tôi đi học mỗi ngày


Tôi học cây xương rồng

Trời xanh cùng nắng, bão

Tôi học trong nụ hồng

Màu hoa chừng rỏ máu


Tôi học lời ngọn gió

Chẳng bao giờ vu vơ

Tôi học lời của biển

Đừng hạn hẹp bến bờ

Tôi học lời con trẻ

Về thế giới sạch trong

Tôi học lời già cả

Về cuộc sống vô cùng


Tôi học lời chim chóc

Đang nói về bình minh

Và trong bia mộ đá

Lời răn dạy đời mình

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

Đề toán-lý-hóa Đề văn-sử-địa Tiếng anh & các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. 

- Dung lượng: khoảng 500 chữ. 

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích bài thơ Ngụ ngôn của mỗi ngày - Đỗ Trung Quân. 

c. Triển khai vấn đề nghị luận

- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Ấn tượng/chủ đề của tác phẩm: Suy ngẫm sâu sắc về việc học của mỗi người trong hành trình sống.

2. Thân bài

* Nội dung của tác phẩm:

- Học cây xương rồng đối mặt, vươn lên trong khó khăn, thử thách.

- Học ngọn gió sự rộng mở, khoáng đạt.

- Học trẻ em sự trong sáng, chân thật; học người già để hiểu sự vô cùng của cuộc sống.

- Học chim chóc ngợi ca bình minh...

Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm:

- Thơ năm chữ, có 5 khổ; khổ mở đầu chỉ có 2 dòng; gieo vần cách.

- Điệp ngữ: Tôi học; hình ảnh giàu sức gợi; nghệ thuật nhân hóa. → Làm nổi bật chủ đề bài thơ, nhấn mạnh, mở rộng việc học ở đời.

* Bức thông điệp của bài thơ:

Việc học không chỉ là học tập trên trường lớp, trong sách vở mà còn là hành trình mỗi người tự trải nghiệm và khám phá từ cuộc sống. 

3. Kết bài

- Khẳng định giá trị của bài thơ.

- Xúc cảm của cá nhân trước bài thơ.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt

e. Sáng tạo

- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.                                                                                                           

- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.

Bình luận


Bình luận

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Văn bản trên thuộc loại văn bản nào? Cho biết những căn cứ để xác định thể loại của văn bản này.

Xem đáp án » 13/03/2025 309

Câu 2:

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) về vấn đề người trẻ cần bảo tồn và giữ gìn di sản văn hóa dân tộc.

Xem đáp án » 13/03/2025 112

Câu 3:

Xác định bố cục của văn bản và chỉ ra mạch kết nối các nội dung đó.

Xem đáp án » 13/03/2025 0

Câu 4:

Văn bản có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào? Phân tích tác dụng của sự kết hợp ấy.

Xem đáp án » 13/03/2025 0

Câu 5:

Vì sao Tuyền Lâm được coi là di sản thiên nhiên độc đáo? Tác giả đã sử dụng những yếu tố, thông tin nào để làm nổi bật sự độc đáo của Tuyền Lâm?

Xem đáp án » 13/03/2025 0

Câu 6:

Từ văn bản, em hãy nhận xét về sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt trong một văn bản thuyết minh. Hãy đề xuất một tỷ lệ mà em cho là hợp lý.

Xem đáp án » 13/03/2025 0