Câu hỏi:
20/03/2025 174Green-space facilities are contributing to an important extent to the quality of the urban environment. Fortunately, it is no longer necessary that every lecture or every book about this subject has to start with the proof of this idea. At present, it is generally accepted, although more as a self-evident statement than on the base of a closely-reasoned scientific proof. The recognition of the importance of green spaces in the urban environment is a first step on the right way; this does not mean, however, that sufficient details are known about the functions of green space in towns and about the way in which the inhabitants are using these spaces. As to this rather complex subject I shall, within the scope of this lecture, enter into one aspect only, namely the recreative function of green-space facilities.
The theoretical separation of living, working, traffic, and recreation which for many years has been used in town-and-country planning, has in my opinion resulted in disproportionate attention to forms of recreation far from home, whereas there was relatively little attention for improvement of recreative possibilities in the direct neighborhood of the home. We have come to the conclusion that this is not right, because an important part of the time which we do not pass in sleeping or working, is used for activities at and around the home. So it is obvious that recreation in the open air has to begin at the street door of the house.
The urban environment has to offer as many recreational activities as possible, and the design of these has to be such that more obligatory activities can also have a recreative aspect. The very best standard of living is nothing if it is not possible to take a pleasant walk in the district, if the children cannot be allowed to play in the streets, because the risks of traffic are too great, if during shopping you can nowhere find a spot for enjoying for a moment the nice weather, in short, if you only feel yourself at home after the street-door of your house is closed after you.
(Source: http://www.jiandati.com/q/4bBbbB)
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Kiến thức về Tìm ý chính của bài
Dịch: Ý chính của bài đọc này là _______.
A. cần chú ý nhiều hơn đến việc phát triển các hình thức giải trí gần nhà.
B. cần ưu tiên phát triển các hoạt động bắt buộc.
C. chất lượng cuộc sống cao dẫn đến sự phát triển của các hoạt động giải trí.
D. các cơ sở không gian xanh cần được khai thác tốt hơn để nâng cao chất lượng cuộc sống.
* Phân tích:
- Đoạn đầu tiên nói về tầm quan trọng của không gian xanh trong môi trường đô thị.
- Đoạn thứ hai và thứ ba nhấn mạnh rằng trước đây, quy hoạch đô thị chủ yếu tập trung vào giải trí xa nhà, trong khi đó, phần lớn thời gian của con người lại gắn với các hoạt động gần nhà.
=> Vì vậy, tác giả cho rằng cần chú trọng hơn đến việc phát triển các hình thức giải trí ngay gần nhà.
Chọn A.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Kiến thức về Suy luận từ bài
Dịch: Trong đoạn 1, có thể suy ra điều gì về việc công nhận lợi ích của không gian xanh?
A. Nó được chấp nhận rộng rãi mặc dù thiếu bằng chứng khoa học vững chắc.
B. Nó vẫn là chủ đề gây tranh cái giữa các nhà quy hoạch đô thị.
C. Nó được hỗ trợ bởi nhiều bằng chứng và nghiên cứu sâu rộng.
D. Nó đã dẫn đến sự giảm sút các dự án phát triển đô thị.
Thông tin: Green-space facilities are contributing to an important extent to the quality of the urban environment… At present, it is generally accepted, although more as a self-evident statement than on the base of a closely-reasoned scientific proof. (Các cơ sở không gian xanh đang góp phần quan trọng vào chất lượng môi trường đô thị... Hiện tại, điều này đã được công nhận rộng rãi, mặc dù chủ yếu được xem như một tuyên bố hiển nhiên hơn là một kết luận dựa trên bằng chứng khoa học chặt chẽ.)
Chọn A.
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
Kiến thức về Từ đồng nghĩa
Dịch: Từ gạch chân “disproportionate” trong văn bản gần nghĩa nhất với _______.
A. không đủ. B. không cân bằng. C. bất mãn. D. không hợp lý.
Thông tin: The theoretical separation of living, working, traffic, and recreation which for many years has been used in town-and-country planning, has in my opinion resulted in disproportionate attention to forms of recreation far from home, whereas there was relatively little attention for improvement of recreative possibilities in the direct neighborhood of the home. (Theo tôi, sự tách biệt về mặt lý thuyết giữa sống, làm việc, giao thông và giải trí được sử dụng trong quy hoạch đô thị và nông thôn trong nhiều năm, đã dẫn đến sự quan tâm không cân xứng đối với các hình thức giải trí xa nhà, trong khi có tương đối ít sự quan tâm đến việc cải thiện các cơ hội giải trí ngay trong khu vực lân cận nơi ở.)
=> Trong ngữ cảnh bài đọc, tác giả nói rằng người ta quá chú ý đến các khu vui chơi giải trí xa nhà và quá ít chú ý đến các khu vui chơi trong khu dân cư, tức là sự phân bổ không cân bằng.
Chọn B.
Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
Kiến thức về Tìm thông tin chi tiết trong bài
Dịch: Về mặt lý thuyết, sự tách biệt giữa sinh hoạt, làm việc, giao thông và giải trí có thể dẫn đến điều gì?
A. Sự mất cân đối về cơ sở giải trí trong khu vực lân cận.
B. Vị trí của các cơ sở giải trí cách xa nơi ở.
C. Tương đối ít sự quan tâm đến các hoạt động giải trí.
D. Sự cải thiện các cơ hội giải trí trong khu vực lân cận.
Thông tin: The theoretical separation of living, working, traffic, and recreation which for many years has been used in town-and-country planning, has in my opinion resulted in disproportionate attention to forms of recreation far from home, whereas there was relatively little attention for improvement of recreative possibilities in the direct neighborhood of the home. (Theo tôi, sự tách biệt về mặt lý thuyết giữa sống, làm việc, giao thông và giải trí được sử dụng trong quy hoạch đô thị và nông thôn trong nhiều năm, đã dẫn đến sự quan tâm không cân xứng đối với các hình thức giải trí xa nhà, trong khi có tương đối ít sự quan tâm đến việc cải thiện các cơ hội giải trí ngay trong khu vực lân cận nơi ở.)
=> Tác giả nói rằng trong quy hoạch đô thị trước đây, các hoạt động như sống, làm việc, giao thông và giải trí được tách biệt. Điều này dẫn đến tình trạng các khu vực giải trí thường nằm xa khu dân cư, vì trước đây, người ta quan tâm nhiều đến các khu giải trí lớn hơn thay vì các khu giải trí nhỏ gần nhà.
Chọn B.
Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
Kiến thức về Tìm thông tin chi tiết trong bài
Dịch: Ở đoạn 2, tại sao tác giả tin rằng hoạt động giải trí nên bắt đầu từ cửa nhà?
A. Vì các hoạt động giải trí xa nhà tốn kém hơn.
B. Vì các nhà quy hoạch đô thị đã cung cấp đủ không gian xanh trong thành phố.
C. Vì mọi người dành phần lớn thời gian rảnh rỗi ở nhà và những khu vực lân cận.
D. Vì làm việc và ngủ chiếm phần lớn thời gian của mọi người.
Thông tin: … an important part of the time which we do not pass in sleeping or working, is used for activities at and around the home. So it is obvious that recreation in the open air has to begin at the street door of the house. (… một phần quan trọng trong quỹ thời gian chúng ta không dành để ngủ hoặc làm việc, mà được sử dụng cho các hoạt động trong và xung quanh nhà. Vì vậy, hiển nhiên là việc giải trí ngoài trời phải bắt đầu từ cửa ngō của ngôi nhà.)
=> Tác giả nói rằng ngoài thời gian làm việc và ngủ, con người dành phần lớn thời gian còn lại trong và xung quanh nhà của họ. Vì vậy, các cơ sở giải trí cũng nên được đặt gần nhà để tiện lợi hơn cho cư dân.
Chọn C.
Câu 6:
Lời giải của GV VietJack
Kiến thức về Từ tham chiếu
Dịch: Theo đoạn 3, từ “these” chỉ điều gì?
A. Các hoạt động giải trí trong môi trường đô thị.
B. Các hoạt động bắt buộc trong cuộc sống hàng ngày.
C. Khu vực mua sắm và quy định giao thông.
D. Rủi ro liên quan đến các hoạt động ngoài trời.
Thông tin: The urban environment has to offer as many recreational activities as possible, and the design of these has to be such that more obligatory activities can also have a recreative aspect. (Môi trường đô thị phải cung cấp càng nhiều hoạt động giải trí càng tốt và việc thiết kế các hoạt động này phải được thực hiện theo cách mà ngay cả những hoạt động bắt buộc cũng có thể mang tính giải trí.)
Chọn A.
Câu 7:
Lời giải của GV VietJack
Kiến thức về Tìm thông tin chi tiết trong bài
Dịch: Tại sao tác giả lại đề cập đến rủi ro giao thông ở đoạn cuối?
A. Để lập luận rằng nên xây ít đường xá hơn ở khu vực đô thị.
B. Để nhấn mạnh rằng không gian xanh có thể làm giảm tình trạng tắc nghẽn giao thông.
C. Để đề xuất rằng nên chuyển các khu mua sắm ra vùng ngoại ô.
D. Nhấn mạnh cách mà rủi ro giao thông hạn chế việc sử dụng các không gian giải trí đô thị.
Thông tin: The urban environment has to offer as many recreational activities as possible, and the design of these has to be such that more obligatory activities can also have a recreative aspect. The very best standard of living is nothing if it is not possible to take a pleasant walk in the district, if the children cannot be allowed to play in the streets, because the risks of traffic are too great, … (Môi trường đô thị phải cung cấp càng nhiều hoạt động giải trí càng tốt và việc thiết kế các hoạt động này phải được thực hiện theo cách mà ngay cả những hoạt động bắt buộc cũng có thể mang tính giải trí. Mức sống cao nhất sē chẳng có ý nghĩa gì nếu không thể đi dạo thoải mái trong quận, nếu trẻ em không được phép chơi đùa trên đường phố vì nguy cơ tai nạn giao thông quá lớn, …)
=> Tác giả đang nói về việc giao thông nguy hiểm khiến con người không thể tận hưởng những hoạt động ngoài trời gần nhà, điều này làm giảm giá trị của các không gian công cộng.
Chọn D.
Dịch bài đọc:
Các cơ sở không gian xanh đang góp phần quan trọng vào chất lượng môi trường đô thị. May mắn thay, hiện nay không còn cần thiết phải bắt đầu mọi bài giảng hay cuốn sách về chủ đề này bằng việc chứng minh ý tưởng này nữa. Hiện tại, điều này đã được công nhận rộng rãi, mặc dù chủ yếu được xem như một tuyên bố hiển nhiên hơn là một kết luận dựa trên bằng chứng khoa học chặt chẽ. Việc thừa nhận tầm quan trọng của không gian xanh trong môi trường đô thị là bước đi đúng đắn đầu tiên; tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta đã biết đầy đủ về chức năng của không gian xanh trong thành phố và cách mà cư dân sử dụng chúng. Đối với chủ đề khá phức tạp này, trong phạm vi bài giảng này, tôi sē chỉ đi sâu vào một khía cạnh, cụ thể là chức năng giải trí của các cơ sở không gian xanh.
Theo tôi, sự tách biệt về mặt lý thuyết giữa sống, làm việc, giao thông và giải trí được sử dụng trong quy hoạch đô thị và nông thôn trong nhiều năm, đã dẫn đến sự quan tâm không cân xứng đối với các hình thức giải trí xa nhà, trong khi có tương đối ít sự quan tâm đến việc cải thiện các cơ hội giải trí ngay trong khu vực lân cận nơi ở. Chúng tôi đã đi đến kết luận rằng điều này không đúng, bởi vì một phần quan trọng trong quỹ thời gian chúng ta không dành để ngủ hoặc làm việc, mà được sử dụng cho các hoạt động trong và xung quanh nhà. Vì vậy, hiển nhiên là việc giải trí ngoài trời phải bắt đầu từ cửa ngō của ngôi nhà.
Môi trường đô thị phải cung cấp càng nhiều hoạt động giải trí càng tốt và việc thiết kế các hoạt động này phải được thực hiện theo cách mà ngay cả những hoạt động bắt buộc cũng có thể mang tính giải trí. Mức sống cao nhất sē chẳng có ý nghĩa gì nếu không thể đi dạo thoải mái trong quận, nếu trẻ em không được phép chơi đùa trên đường phố vì nguy cơ tai nạn giao thông quá lớn, nếu trong lúc đi mua sắm, bạn không thể tìm thấy một nơi nào để tận hưởng khoảnh khắc thời tiết đẹp. Tóm lại, nếu bạn chỉ cảm thấy thực sự thoải mái khi đã đóng cửa nhà lại, thì điều đó có nghĩa là môi trường đô thị vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sống của con người.
Đã bán 1,4k
Đã bán 902
Đã bán 851
Đã bán 1,4k
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Câu 3:
Giả sử email của bạn nhận được là email rác. Bạn sử dụng một hệ thống lọc email rác mà khả năng lọc đúng email rác của hệ thống này là
và có
những email không phải là email rác nhưng vẫn vị lọc.
Câu 4:
Giả sử email của bạn nhận được là email rác. Bạn sử dụng một hệ thống lọc email rác mà khả năng lọc đúng email rác của hệ thống này là
và có
những email không phải là email rác nhưng vẫn vị lọc.
Câu 6:
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 1)
(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Chính tả
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 2)
(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 3)
(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 5)
(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 4)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận