Câu hỏi:
31/03/2025 761. How do children learn about wildlife? And is what they learn the sort of thing they should be learning? It is my belief that children should not just be acquiring knowledge of animals but also developing attitudes and feelings towards them based on exposure to the real lives of animals in their natural habitats. But is this happening?
2. Some research in this area indicates that it is not. Learning about animals in school is often completely disconnected from the real lives of real animals, with the result that children often end up with little or no understanding or lasting knowledge of them. They learn factual information about animals, aimed at enabling them to identify them and have various abstract ideas about them, but that is the extent of their learning. Children’s storybooks tend to personify animals as characters rather than teach about them.
3. For direct contact with wild and international animals, the only opportunity most children have is visiting a zoo. The educational benefit of this for children is often given as the main reason for doing it but research has shown that zoo visits seldom add to children’s knowledge of animals – the animals are simply like exhibits in a museum that the children look at without engaging with them as living creatures. Children who belong to wildlife or environmental organizations or who watch wildlife TV programmes, however, show significantly higher knowledge than any other group of children studied in research. The studies show that if children learn about animals in their natural habitats, particularly through wildlife-based activities, they know more about them than they do as a result of visiting zoos or learning about them in the classroom.
4. Research has also been done into the attitudes of children towards animals. It shows that in general terms, children form strong attachments to individual animals, usually their pets, but do not have strong feelings for animals in general. This attitude is the norm regardless of the amount or kind of learning about animals they have at school. However, those children who watch television wildlife programs show an interest in and affection for wildlife in its natural environment, and their regard for animals in general is higher.
(Adapted from New English File, by Christina Latham -Koenig, Oxford University Press)
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Kiến thức về Tìm ý chính của bài để đặt tiêu đề
Dịch: Tiêu đề phù hợp nhất của đoạn văn có thể là _______.
A. Sở thú: Cơ hội tốt nhất để học về động vật.
B. Các phương pháp học về động vật ở trường.
C. Học về động vật ở trường.
D. Nghiên cứu về việc học về động vật.
Giải thích:
- Bài đọc liên tục đề cập đến các nghiên cứu được thực hiện về nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến cách trẻ em học về động vật, từ sự khác biệt giữa việc học trên lớp và đời sống động vật thực tế (đoạn 2: “Some research in this area indicates that it is not. Learning about animals in school is often completely disconnected from the real lives of real animals...”); lợi ích giáo dục không đáng kể qua các chuyến tham quan sở thú (đoạn 3: “...research has shown that zoo visits seldom add to children’s knowledge of animals...”); lợi ích của việc học về động vật trong môi trường tự nhiên của chúng, đặc biệt thông qua các hoạt động thực tế về động vật hoang dã (đoạn 3: “The studies show that if children learn about animals in their natural habitats, particularly through wildlife-based activities…”).
Chọn D.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Kiến thức về Từ tham chiếu
Dịch: Từ “this” trong đoạn 1 ám chỉ đến _______.
A. Trẻ em tiếp thu kiến thức về động vật.
B. Trẻ em phát triển thái độ và cảm xúc đối với động vật.
C. Trẻ em tiếp xúc với đời sống thực tế của động vật trong môi trường tự nhiên.
D. Niềm tin của tác giả về cách trẻ em nên học về động vật.
Thông tin:
- “It is my belief that children should not just be acquiring knowledge of animals but also developing attitudes and feelings towards them based on exposure to the real lives of animals in their natural habitats. But is this happening?” (Tôi tin rằng trẻ em không chỉ nên tiếp thu kiến thức về động vật mà còn cần phát triển thái độ và cảm xúc đối với chúng thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với đời sống thực sự của động vật trong môi trường tự nhiên của chúng. Nhưng điều này có thực sự đang diễn ra không?),
=> Có thể thấy câu cuối cùng “But is this happening?” đang đặt câu hỏi về việc trẻ em có thực sự được tiếp xúc với đời sống thực tế của động vật hay không. Vì vậy, từ “this” ở đây đề cập đến nội dung “Children being exposed to the real lives of animals in their natural habitats”.
Chọn C.
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
Kiến thức về Tìm thông tin chi tiết trong bài
Dịch: Trong đoạn 1, tác giả _____.
A. Bày tỏ lo ngại về cách trẻ em đang học về động vật hoang dã.
B. Cho rằng trẻ em nên chỉ tập trung vào việc ghi nhớ thông tin về động vật.
C. Khẳng định rằng tiếp xúc với động vật trong tự nhiên không cần thiết cho việc học.
D. Tin rằng giáo dục hiện tại đã giúp phát triển sự hiểu biết đầy đủ về động vật hoang dã.
Giải thích:
- Trong đoạn 1, tác giả đặt câu hỏi về việc liệu trẻ em có đang học đúng cách về động vật hoang dã hay không: “How do children learn about wildlife? And is what they learn the sort of thing they should be learning?” (Trẻ em học về động vật hoang dã như thế nào? Và liệu những gì chúng học có thực sự là những điều chúng nên học không?). Điều này cho thấy tác giả đang đặt vấn đề và bày tỏ sự lo ngại về cách trẻ em học về động vật hoang dã. Câu hỏi cuối đoạn: “But is this happening?” (Nhưng điều này có đang diễn ra không?) cũng thể hiện sự nghi ngờ của tác giả về thực tế trẻ em có đang được học như tác giả mong đợi không => A đúng.
- B sai vì tác giả không nói rằng trẻ em chỉ nên ghi nhớ thông tin; tác giả chỉ nhấn mạnh sự cần thiết của việc phát triển cảm xúc và thái độ qua trải nghiệm thực tế.
- C sai vì tác giả không nói rằng việc tiếp xúc trực tiếp với động vật là không cần thiết; ngược lại, tác giả cho rằng điều đó rất quan trọng: “…but also developing attitudes and feelings towards them based on exposure to the real lives of animals in their natural habitats.” (…mà còn cần phát triển thái độ và cảm xúc đối với chúng thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với cuộc sống thực của động vật trong môi trường tự nhiên của chúng.)
- D sai vì mâu thuẫn với quan điểm của tác giả. Trong đoạn, tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp xúc với động vật trong môi trường sống tự nhiên. Điều này ngụ ý rằng giáo dục hiện tại, có thể tập trung vào sách vở và lý thuyết, là chưa đủ để đạt được sự hiểu biết đầy đủ.
Chọn A.
Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
Kiến thức về Từ đồng nghĩa
Dịch: Trong đoạn 2, từ “disconnected” có thể được thay thế bằng _______.
A. bị loại bỏ B. bị tách biệt C. không đồng ý D. bị chia rẽ
Thông tin:
“Learning about animals in school is often completely disconnected from the real lives of real animals…” (Việc học về động vật ở trường thường hoàn toàn tách rời khỏi cuộc sống thực tế của động vật…)
=> disconnected = separated (bị tách biệt)
Chọn B.
Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
Kiến thức về Tìm thông tin chi tiết trong bài
Dịch: Trong đoạn 2, KHÔNG có thông tin nói rằng _______.
A. các bài học ở trường về động vật thường thiếu sự liên kết với cuộc sống thực tế của động vật.
B. trẻ em có được sự hiểu biết sâu sắc và lâu dài về hành vi của động vật thông qua các bài học ở trường.
C. sách truyện thiếu nhi thường miêu tả động vật theo cách giống con người.
D. trẻ em học thông tin thực tế về động vật ở trường, chẳng hạn như cách nhận dạng chúng.
Thông tin:
- “Learning about animals in school is often completely disconnected from the real lives of real animals…” (Việc học về động vật ở trường thường hoàn toàn tách rời khỏi cuộc sống thực tế của động vật…) => A đúng.
- “…children often end up with little or no understanding or lasting knowledge of them.” (…trẻ em không có hoặc có rất ít hiểu biết thực sự và lâu dài về động vật.) => B sai.
- “Children’s storybooks tend to personify animals as characters rather than teach about them.” (Hơn nữa, truyện thiếu nhi thường nhân cách hóa động vật thành các nhân vật hơn là dạy về chúng.) => C đúng.
- “They learn factual information about animals, aimed at enabling them to identify them…” (Trẻ em chỉ học các thông tin thực tế về động vật nhằm giúp nhận diện động vật…) => D đúng.
Chọn B.
Câu 6:
Lời giải của GV VietJack
Kiến thức về Diễn giải từ
Dịch: Trong đoạn 3, tác giả sử dụng từ “exhibits” nhằm mục đích _______.
A. nhấn mạnh rằng các chuyến thăm sở thú mang lại trải nghiệm học tập tương tác.
B. minh họa rằng trẻ em quan sát động vật một cách thụ động mà không tương tác với chúng.
C. so sánh giá trị giáo dục của sở thú với viện bảo tàng.
D. gợi ý rằng trẻ em học tốt nhất từ các món đồ trưng bày tĩnh.
Thông tin:
- “…zoo visits seldom add to children’s knowledge of animals – the animals are simply like exhibits in a museum that the children look at without engaging with them as living creatures.” (…việc đến sở thú hiếm khi giúp trẻ em có thêm kiến thức về động vật – động vật chỉ như những món đồ trưng bày trong viện bảo tàng mà trẻ em nhìn thấy nhưng không thực sự tương tác với chúng như những sinh vật sống.) => Việc sử dụng từ “exhibits” (vật trưng bày) cho thấy trẻ em đến sở thú chỉ đơn thuần là quan sát một cách thụ động, giống như xem các vật trưng bày trong viện bảo tàng, mà không có sự tương tác và kết nối thực sự với động vật. Vậy nên, B đúng.
- A sai vì đoạn văn có đề cập “…without engaging with them as living creatures” (nhưng không thực sự tương tác với chúng như những sinh vật sống), chứng tỏ những chuyến đi thăm sở thú không đem lại trải nghiệm tương tác.
- C sai vì đoạn văn không so sánh giá trị giáo dục của sở thú với bảo tàng mà so sánh những con vật trong sở thú giống như đồ trưng bày trong bảo tàng: “…the animals are simply like exhibits in a museum…”
- D sai vì đoạn văn không nói việc học tốt nhất từ các vật trưng bày mà chỉ nói động vật như những đồ trưng bày. Hơn nữa, đoạn cũng chỉ ra: “if children learn about animals in their natural habitats, particularly through wildlife-based activities, they know more about them than they do as a result of visiting zoos …” (…nếu trẻ học về động vật trong môi trường tự nhiên của chúng, đặc biệt thông qua các hoạt động thực tế về động vật hoang dã, thì chúng hiểu về động vật nhiều hơn so với việc đi sở thú …). Điều này chứng tỏ việc học qua các hoạt động thực tế, tương tác trực tiếp với môi trường sống tự nhiên mới là cách học hiệu quả nhất, chứ không phải từ “static displays” (đồ trưng bày tĩnh).
Chọn B.
Câu 7:
Lời giải của GV VietJack
Kiến thức về Suy luận từ bài
Dịch: Có thể suy ra từ đoạn 4 rằng những trẻ em xem các chương trình truyền hình về động vật hoang dã _______.
A. chỉ gắn bó với những thú cưng của chúng.
B. chỉ tiếp thu kiến thức toàn diện từ TV.
C. có mối liên kết cảm xúc sâu sắc hơn với động vật hoang dã.
D. trở nên ít quan tâm đến các cuộc gặp gỡ động vật trong đời sống thực.
Thông tin:
- “…those children who watch television wildlife programs show an interest in and affection for wildlife in its natural environment, and their regard for animals in general is higher.” (…những trẻ thường xuyên xem các chương trình truyền hình về động vật hoang dã thể hiện sự quan tâm và yêu mến đối với động vật trong môi trường tự nhiên của chúng hơn, và sự tôn trọng của chúng đối với động vật nói chung cũng cao hơn.) => Điều này cho thấy rằng việc xem TV về động vật giúp trẻ có mối liên kết cảm xúc sâu sắc hơn với động vật hoang dã. Vậy nên, C đúng.
- A sai vì đoạn văn nói rằng trẻ em thường gắn bó với thú cưng: “…in general terms, children form strong attachments to individual animals, usually their pets…” (…trẻ em hình thành mối liên hệ chặt chẽ với những con vật cụ thể, thường là thú cưng của chúng), nhưng không đề cập rằng chúng chỉ gắn bó với thú cưng.
- B sai vì đoạn văn không khẳng định rằng trẻ em chỉ học được kiến thức toàn diện từ TV. Thay vào đó, đoạn văn nhấn mạnh đến khía cạnh tình cảm, sự quan tâm và trân trọng đối với động vật, không đề cập đến các khía cạnh khác: “…those children who watch television wildlife programs show an interest in and affection for wildlife … and their regard for animals.…” (…những trẻ thường xuyên xem các chương trình truyền hình về động vật hoang dã thể hiện sự quan tâm và yêu mến đối với động vật … và sự trân trọng của chúng đối với động vật…)
- D sai vì đoạn văn không đề cập rằng việc xem TV làm giảm sự quan tâm của trẻ đến động vật trong đời sống thực.
Chọn C.
Câu 8:
Lời giải của GV VietJack
Kiến thức về Suy luận từ bài
Dịch: Có thể thấy trong đoạn 2, 3 và 4 rằng _____.
A. các bài học truyền thống ở trường đảm bảo sự hiểu biết sâu sắc và lâu dài về động vật.
B. tiếp xúc trực tiếp với động vật trong môi trường sống tự nhiên của chúng dẫn đến việc học tập tốt hơn.
C. sách truyện đóng vai trò là nguồn chính cung cấp kiến thức toàn diện về động vật hoang dã.
D. các phương pháp học trừu tượng mang lại hiểu biết sâu sắc hơn về động vật hoang dã.
Giải thích:
Các đoạn 2, 3 và 4 đều nhấn mạnh rằng trẻ em học hiệu quả hơn khi tiếp xúc trực tiếp với động vật trong môi trường tự nhiên:
- Đoạn 2: “…children often end up with little or no understanding or lasting knowledge of them.” (trẻ em không có hoặc có rất ít hiểu biết thực sự và lâu dài về động vật) => Trẻ em không có hiểu biết lâu dài nếu tách rời thực tế.
- Đoạn 3: “…if children learn about animals in their natural habitats, particularly through wildlife-based activities, they know more about them than they do as a result of visiting zoos or learning about them in the classroom.” (…nếu trẻ học về động vật trong môi trường tự nhiên của chúng, đặc biệt thông qua các hoạt động thực tế về động vật hoang dã, thì chúng hiểu về động vật nhiều hơn so với việc đi sở thú hoặc học về chúng ở trên lớp.) => Trẻ em tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn khi quan sát và tìm hiểu động vật trong môi trường sống tự nhiên của chúng, thay vì chỉ học trên lớp hoặc tham quan sở thú.
- Đoạn 4: “…those children who watch television wildlife programs show an interest in and affection for wildlife in its natural environment, and their regard for animals in general is higher.” (…những trẻ thường xuyên xem các chương trình truyền hình về động vật hoang dã thể hiện sự quan tâm và yêu mến đối với động vật trong môi trường tự nhiên của chúng hơn, và sự tôn trọng của chúng đối với động vật nói chung cũng cao hơn.) => Trẻ học được cách trân trọng và biết yêu quý động vật hơn.
=> Như vậy, câu B đúng vì nó phản ánh chính xác nội dung các đoạn này: trẻ học tốt hơn khi tiếp xúc thực tế với động vật trong tự nhiên.
- A sai vì đoạn văn nêu rõ rằng: “Learning about animals in school is often completely disconnected from the real lives of real animals, with the result that children often end up with little or no understanding or lasting knowledge of them.” (Việc học về động vật ở trường thường hoàn toàn tách rời khỏi cuộc sống thực tế của động vật, dẫn đến việc trẻ em không có hoặc có rất ít hiểu biết thực sự và lâu dài về động vật.)
- C sai vì đoạn văn có đề cập truyện thiếu nhi thường nhân cách hóa động vật thành các nhân vật, thay vì dạy cho trẻ em kiến thức về động vật: “Children’s storybooks tend to personify animals as characters rather than teach about them”. Như vậy có thể hiểu, sách truyện không phải là nguồn cung cấp kiến thức về động vật hoang dã một cách toàn diện.
- D sai vì đoạn văn chỉ ra rằng phương pháp học trừu tượng chỉ giúp trẻ học được thông tin cơ bản và các ý tưởng trừu tượng: “They learn factual information about animals, aimed at enabling them to identify them and have various abstract ideas about them, but that is the extent of their learning.” (Trẻ em chỉ học các thông tin thực tế về động vật nhằm giúp nhận diện động vật và có một số khái niệm trừu tượng về chúng, nhưng việc học chỉ dừng lại ở đó). Điều này có nghĩa là trẻ chỉ dừng lại ở mức nhận diện động vật và có một số khái niệm chung, chứ không thực sự hiểu rõ về chúng. Nói cách khác, phương pháp học trừu tượng không đem lại hiểu biết sâu sắc về động vật hoang dã.
Chọn B.
Dịch bài đọc:
1. Trẻ em học về động vật hoang dã như thế nào? Và liệu những gì chúng học có thực sự là những điều chúng nên học không? Tôi tin rằng trẻ em không chỉ nên tiếp thu kiến thức về động vật mà còn cần phát triển thái độ và cảm xúc đối với chúng thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với đời sống thực tế của động vật trong môi trường tự nhiên của chúng. Nhưng điều này có thực sự đang diễn ra không?
2. Một số nghiên cứu trong lĩnh vực này chỉ ra rằng điều đó không xảy ra. Việc học về động vật ở trường thường hoàn toàn tách rời khỏi cuộc sống thực tế của động vật, dẫn đến việc trẻ em không có hoặc có rất ít hiểu biết thực sự và lâu dài về động vật. Trẻ em chỉ học các thông tin thực tế về động vật nhằm giúp nhận diện động vật và có một số khái niệm trừu tượng về chúng, nhưng việc học chỉ dừng lại ở đó. Hơn nữa, truyện thiếu nhi thường nhân cách hóa động vật thành các nhân vật hơn là dạy về chúng.
3. Để tiếp xúc trực tiếp với động vật hoang dã hoặc động vật ở các vùng khác nhau trên thế giới, cơ hội duy nhất mà hầu hết trẻ em có là thông qua việc đi thăm sở thú. Lợi ích giáo dục của việc này đối với trẻ em thường được coi là lý do chính để làm vậy, nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đến sở thú hiếm khi giúp trẻ em có thêm kiến thức về động vật – động vật chỉ như những món đồ trưng bày trong viện bảo tàng mà trẻ em nhìn thấy nhưng không thực sự tương tác với chúng như những sinh vật sống. Tuy nhiên, những trẻ tham gia các tổ chức bảo vệ động vật hoặc môi trường, hoặc xem các chương trình truyền hình về động vật hoang dã, lại có mức hiểu biết cao hơn đáng kể so với các nhóm trẻ khác được nghiên cứu. Các nghiên cứu cho thấy nếu trẻ học về động vật trong môi trường tự nhiên của chúng, đặc biệt thông qua các hoạt động thực tế về động vật hoang dã, thì chúng hiểu về động vật nhiều hơn so với việc đi sở thú hoặc học về chúng ở trên lớp.
4. Nghiên cứu cũng đã được thực hiện liên quan đến thái độ của trẻ em đối với động vật. Nó cho thấy rằng, nhìn chung, trẻ em hình thành mối liên hệ chặt chẽ với những con vật cụ thể, thường là thú cưng của chúng, nhưng không có cảm xúc mạnh mẽ đối với động vật nói chung. Thái độ này là phổ biến bất kể khối lượng kiến thức và loại hình học tập về động vật mà chúng có ở trường. Tuy nhiên, những trẻ thường xuyên xem các chương trình truyền hình về động vật hoang dã thể hiện sự quan tâm và yêu mến đối với động vật trong môi trường tự nhiên của chúng hơn, và sự tôn trọng của chúng đối với động vật nói chung cũng cao hơn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ở bầu thì dáng ắt nên tròn,
Xấu tốt đều thì rắp khuôn
Lân cận nhà giàu no bữa cám,
Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn.
(Nguyễn Trãi, Bảo kính cảnh giới, bài 21, Nguyễn Trãi thơ và đời, NXB Văn học, 2016)
Câu thơ in đậm mượn ý từ thành ngữ dân gian nào dưới đây?
Câu 4:
Câu 6:
(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Chính tả
(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 2)
ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Tìm và phát hiện lỗi sai
(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 4)
(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 3)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận