Câu hỏi:
31/03/2025 105Why are we always pointing to Instagram as the cause of mental illness in our teenagers? It’s frustrating that abusive relationships, and the trauma they cause, are rarely mentioned in discussions about the prevalence of mental health problems in young people. Research by Women’s Aid and Cosmopolitan has found that a third of teenage girls have been in an abusive relationship. And, if that isn’t shocking enough, when the remaining two-thirds were asked further questions, it emerged that 64% of them had, in fact, experienced abusive behaviour – they just didn’t realise it was abuse.
Domestic abuse is normally associated with women cowering on the floor, as a violent husband waits to strike, or mothers covering up their black eyes with concealer before the school run. On the same day that the domestic abuse bill received its second reading in parliament, Age UK called for action to tackle domestic abuse of over-60s, whose needs it says are often overlooked by the law, policy and practice. The needs of teenagers in the heady throes of first love who are in emotionally abusive relationships also need to be recognised.
Common themes of such relationships include (though are not limited to) excessive jealousy, repeated criticism and sexual coercion. If your boyfriend or girlfriend is checking your phone, constantly asking to know your whereabouts, getting upset when you spend time away, turning up unannounced to surprise you, these are all examples of coercive control. If they never apologise in an argument and make everything your fault, tell you what you can and can’t wear, undermine you and/or publicly humiliate you under the guise of a “joke”, these again are common instances of controlling behaviour. Ditto, if they have a Jekyll/Hyde personality, make you feel like you are walking on eggshells even when things are seemingly going well, and threaten to hurt themselves if you leave. When it comes to sexual coercion and rape, examples include making you feel pressured to perform sexual acts you’re uncomfortable with, such as sending nude photos, having sex before you’re ready, being pressured to re-enact extreme sex from porn films or being told you don’t love them if you say no.
Often the victim in an abusive relationship can never quite put their finger on one thing, but the overwhelming feeling is of a general unease, feeling unsafe, defective, wrong, scared and as if you are going crazy. It’s your “yourselfness” that’s being consistently undermined, controlled and attacked by the person who claims to love you.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa... kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 70k).
Quảng cáo
Trả lời:
Kiến thức về Tìm ý chính của bài để đặt tiêu đề
Dịch: Tiêu đề hay nhất cho đoạn văn có thể là _______.
A. Sự nguy hiểm của Instagram đối với thanh thiếu niên
B. Hiểu về lạm dụng tình cảm trong các mối quan hệ tuổi teen
C. Bạo lực gia đình: Vấn đề của mọi lứa tuổi
D. Các vấn đề sức khỏe tâm thần: Nguyên nhân và giải pháp
Thông tin:
- “Why are we always pointing to Instagram as the cause of mental illness in our teenagers? It’s frustrating that abusive relationships, and the trauma they cause, are rarely mentioned in discussions about the prevalence of mental health problems in young people.” (Tại sao chúng ta luôn đổ lỗi cho Instagram là nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần ở thanh thiếu niên? Thật bực bội khi các mối quan hệ lạm dụng và những tổn thương mà chúng gây ra hiếm khi được đề cập trong các cuộc thảo luận về sự phổ biến của các vấn đề sức khỏe tâm thần ở những người trẻ). Câu này chỉ ra rằng, thay vì đổ lỗi cho Instagram, các mối quan hệ lạm dụng – đặc biệt là lạm dụng tình cảm trong các mối quan hệ của thanh thiếu niên – mới là nguyên nhân đáng chú ý gây ra các vấn đề sức khỏe tâm thần ở giới trẻ => B đúng.
- A sai vì mặc dù đoạn văn có đề cập đến việc mọi người thường đổ lỗi cho Instagram về các vấn đề sức khỏe tâm thần: “Why are we always pointing to Instagram as the cause of mental illness in our teenagers?”, nhưng đây chỉ là điểm khởi đầu để tác giả chuyển sang chủ đề chính là lạm dụng tình cảm, nên Instagram không phải là chủ đề chính của đoạn văn.
- C sai vì bạo lực gia đình ở mọi lứa tuổi là một chủ đề rộng hơn so với phạm vi của đoạn văn. Mặc dù đoạn văn có đề cập đến bạo lực gia đình ở người lớn tuổi, nhưng chủ yếu tập trung vào lạm dụng tình cảm ở thanh thiếu niên.
- D sai vì đoạn văn đề cập đến các vấn đề sức khỏe tâm thần, nhưng không đi sâu vào việc phân tích các nguyên nhân và giải pháp cụ thể. Thay vào đó, bài viết tập trung vào việc giúp người đọc hiểu rõ hơn về tác động của lạm dụng tình cảm trong các mối quan hệ của thanh thiếu niên đến sức khỏe tâm thần của họ
Chọn B.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Kiến thức về Từ tham chiếu
Dịch: Từ “they” trong đoạn 1 đề cập đến _______.
A. các mối quan hệ lạm dụng B. bệnh tâm thần
C. thanh thiếu niên D. các cuộc thảo luận
Thông tin: It’s frustrating that abusive relationships, and the trauma they cause, are rarely mentioned in discussions about the prevalence of mental health problems in young people. (Thật bực bội khi các mối quan hệ lạm dụng và những tổn thương mà chúng gây ra hiếm khi được đề cập trong các cuộc thảo luận về sự phổ biến của các vấn đề sức khỏe tâm thần ở những người trẻ.)
=> Ở đây, đại từ “they” rõ ràng ám chỉ đến “abusive relationships” (các mối quan hệ lạm dụng).
Chọn A.
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
Kiến thức về Tìm thông tin chi tiết trong bài
Dịch: Trong đoạn 1, các cô gái tuổi thanh thiếu niên _______.
A. nhận thức được tất cả các hành vi lạm dụng trong các mối quan hệ của họ
B. thường hiểu sai các hành vi lạm dụng là bình thường
C. hiếm khi trải qua các mối quan hệ lạm dụng
D. được thông báo đầy đủ về lạm dụng trong các mối quan hệ
Thông tin:
- “…when the remaining two-thirds were asked further questions, it emerged that 64% of them had, in fact, experienced abusive behaviour – they just didn’t realise it was abuse.” (…khi được hỏi thêm, 64% trong số hai phần ba còn lại thực tế đã trải qua hành vi lạm dụng - họ chỉ là không nhận ra đó là lạm dụng). Câu này cho thấy nhiều cô gái tuổi thanh thiếu niên không nhận ra họ đang trải qua hành vi lạm dụng, hay nói cách khác họ hiểu sai các hành vi lạm dụng và coi chúng là điều bình thường.
Chọn B.
Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
Kiến thức về Từ đồng nghĩa
Dịch: Trong đoạn 2, từ “bill” có thể được thay thế bằng _______.
A. hóa đơn B. bản tin C. bản tuyên ngôn D. đề xuất/dự luật
Thông tin:
- “On the same day that the domestic abuse bill received its second reading in parliament…” (Cùng ngày mà dự luật về lạm dụng gia đình được đọc lần thứ hai tại quốc hội…). Trong ngữ cảnh này, “bill” được sử dụng để chỉ một văn bản đề xuất luật pháp đang được xem xét bởi cơ quan lập pháp => bill = proposal (đề xuất/dự luật).
Chọn D.
Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
Kiến thức về Tìm thông tin chi tiết trong bài
Dịch: Trong đoạn 2, KHÔNG có thông tin đề cập đến _______.
A. Bạo lực gia đình thường liên quan đến phụ nữ sợ bạn tình bạo lực.
B. Age UK đã ủng hộ việc giải quyết tình trạng bạo lực gia đình ở những người trên 60 tuổi.
C. Dự luật về bạo lực gia đình đã được thông qua thành luật.
D. Nhu cầu của thanh thiếu niên trong các mối quan hệ bạo lực tình cảm cần được quan tâm.
Thông tin:
- “Domestic abuse is normally associated with women cowering on the floor, as a violent husband waits to strike…” (Lạm dụng gia đình thường được liên tưởng đến hình ảnh người phụ nữ co rúm trên sàn nhà, khi người chồng bạo lực chờ đợi để đánh đập…). Điều này cho thấy bạo lực gia đình thường liên quan đến việc phụ nữ sợ hãi người bạn đời bạo lực => A đúng.
- “Age UK called for action to tackle domestic abuse of over-60s…” (Age UK đã kêu gọi hành động để giải quyết tình trạng lạm dụng gia đình đối với những người trên 60 tuổi…). Age UK đã thực hiện hành động kêu gọi giải quyết, chứng tỏ Age UK ủng hộ việc này => B đúng.
- “…the domestic abuse bill received its second reading in parliament…” (…dự luật về lạm dụng gia đình được đọc lần thứ hai tại quốc hội...), câu này không đề cập rằng dự luật về bạo lực gia đình đã được thông qua; thay vào đó, nó chỉ nói rằng dự luật đã được đọc lần thứ hai trong quốc hội (chứng tỏ dự luật đang trong quá trình xem xét và chưa được thông qua thành luật) => C sai.
- “The needs of teenagers in the heady throes of first love who are in emotionally abusive relationships also need to be recognised.” (Nhu cầu của thanh thiếu niên đang trong cơn say nắng của tình yêu đầu đời, những người đang ở trong các mối quan hệ lạm dụng về mặt tình cảm, cũng cần được công nhận). Điều này chứng tỏ rằng nhu cầu của thanh thiếu niên trong các mối quan hệ lạm dụng tình cảm cần được quan tâm => D đúng.
Chọn C.
Câu 6:
Lời giải của GV VietJack
Kiến thức về Diễn giải từ
Dịch: Trong đoạn 3, tác giả sử dụng từ “eggshells” để _______.
A. minh họa cho sự mong manh trong cảm xúc của kẻ ngược đãi.
B. nhấn mạnh nhu cầu liên tục phải thận trọng của nạn nhân.
C. mô tả bản chất mong manh của mối quan hệ.
D. làm nổi bật tính không thể đoán trước trong hành vi của kẻ ngược đãi.
Thông tin:
- “Ditto, if they have a Jekyll/Hyde personality, make you feel like you are walking on eggshells even when things are seemingly going well, and threaten to hurt themselves if you leave.” (Tương tự như vậy, nếu họ có tính cách Jekyll/Hyde, khiến bạn cảm thấy như đang đi trên vỏ trứng ngay cả khi mọi việc dường như suôn sẻ, và đe dọa tự làm hại bản thân nếu bạn rời đi.)
- Cụm từ “walk on eggshells” thường được sử dụng để mô tả tình huống mà ai đó cảm thấy cần phải cực kỳ thận trọng trong lời nói hoặc hành động của mình để tránh làm người khác khó chịu. Trong câu trên, tác giả sử dụng cách diễn đạt này để truyền tải trạng thái lo lắng liên tục của nạn nhân và sự cần thiết phải hành động cẩn thận để tránh gây ra phản ứng tiêu cực từ đối tác của họ.
Chọn B.
Câu 7:
Lời giải của GV VietJack
Kiến thức về Suy luận từ bài
Dịch: Có thể suy ra từ đoạn 4 rằng nạn nhân _______.
A. hoàn toàn nhận thức được hành vi lạm dụng mà họ đang phải chịu đựng.
B. cảm thấy lo lắng và bối rối nói chung.
C. có thể dễ dàng xác định các hành vi lạm dụng cụ thể.
D. cảm thấy hoàn toàn an toàn và bảo đảm trong mối quan hệ.
Thông tin:
- “Often the victim in an abusive relationship can never quite put their finger on one thing, but the overwhelming feeling is of a general unease, feeling unsafe, defective, wrong, scared and as if you are going crazy.” (Thường thì nạn nhân trong một mối quan hệ lạm dụng không bao giờ có thể chỉ ra một điều gì đó cụ thể, nhưng cảm giác bao trùm là một sự bất an chung, cảm thấy không an toàn, khiếm khuyết, sai trái, sợ hãi và như thể bạn đang phát điên.) Điều này cho thấy họ cảm thấy một sự bất an và hoang mang chung chung => Chọn B.
- A sai vì đoạn 4 nói rằng nạn nhân không thể xác định rõ ràng điều gì đang xảy ra: “…the victim in an abusive relationship can never quite put their finger on one thing…”, chứ không phải nhận thức được hành vi lạm dụng.
- C sai vì nạn nhân cũng không xác định được các hành vi lạm dụng cụ thể: “…can never quite put their finger on one thing…”
- D sai vì đoạn 4 có đề cập đến: “…the overwhelming feeling is of a general unease, feeling unsafe, defective, wrong, scared and as if you are going crazy.” (…cảm giác bao trùm là một sự bất an chung, cảm thấy không an toàn, khiếm khuyết, sai trái, sợ hãi và như thể bạn đang phát điên). Câu này cho biết nạn nhân cảm thấy không an toàn chứ không phải hoàn toàn an toàn.
Chọn B.
Câu 8:
Lời giải của GV VietJack
Kiến thức về Suy luận từ bài
Dịch: Có thể thấy trong đoạn 2, 3 và 4 rằng _______.
A. bạo hành gia đình chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ lớn tuổi và trẻ em.
B. các mối quan hệ bạo hành được đặc trưng bởi nhiều hành vi kiểm soát khác nhau.
C. nạn nhân của bạo hành gia đình luôn bị thương về thể xác.
D. chính phủ đã giải quyết hiệu quả mọi hình thức bạo hành gia đình.
Thông tin:
- “…tackle domestic abuse of over-60s… The needs of teenagers in the heady throes of first love who are in emotionally abusive relationships also need to be recognised.” (…giải quyết tình trạng lạm dụng gia đình đối với những người trên 60 tuổi… Nhu cầu của thanh thiếu niên đang trong cơn say nắng của tình yêu đầu đời, những người đang ở trong các mối quan hệ lạm dụng về mặt tình cảm, cũng cần được công nhận.) Đoạn này đề cập đến người cao tuổi và thanh thiếu niên là đối tượng bị ảnh hưởng nhưng không đề cập đến trẻ em => A sai.
- “…excessive jealousy, repeated criticism and sexual coercion… checking your phone, constantly asking to know your whereabouts, getting upset when you spend time away, turning up unannounced to surprise you… never apologise in an argument and make everything your fault, tell you what you can and can’t wear, undermine you and/or publicly humiliate you under the guise of a “joke”…” (…ghen tuông quá mức, chỉ trích lặp đi lặp lại và ép buộc tình dục… kiểm tra điện thoại của bạn, liên tục hỏi han về nơi ở của bạn, khó chịu khi bạn vắng mặt, xuất hiện bất ngờ để làm bạn ngạc nhiên… không bao giờ xin lỗi trong một cuộc tranh cãi và đổ lỗi mọi thứ cho bạn, ra lệnh cho bạn những gì bạn có thể và không thể mặc, hạ thấp bạn và/hoặc công khai làm bạn xấu hổ dưới vỏ bọc của một “trò đùa”…). Đoạn 3 đã nêu ra một loạt các hành vi kiểm soát (control behaviors) như kiểm tra điện thoại, hỏi han liên tục về nơi bạn ở, chế nhạo, đe dọa... Điều này cho thấy các mối quan hệ lạm dụng không chỉ bao gồm bạo lực thể chất mà còn là các hành vi kiểm soát tinh vi, đa dạng => B đúng.
- “Often the victim in an abusive relationship can never quite put their finger on one thing, but the overwhelming feeling is of a general unease, feeling unsafe, defective, wrong, scared and as if you are going crazy.” (Thường thì nạn nhân trong một mối quan hệ lạm dụng không bao giờ có thể chỉ ra một điều gì đó cụ thể, nhưng cảm giác bao trùm là một sự bất an chung, cảm thấy không an toàn, khiếm khuyết, sai trái, sợ hãi và như thể bạn đang phát điên.) Câu này có nhắc đến cảm giác bất an, cảm thấy không an toàn và sợ hãi chứng tỏ tác động của lạm dụng không chỉ dừng lại ở thể chất mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến tinh thần của nạn nhân => C sai.
- “Age UK called for action to tackle domestic abuse of over-60s, whose needs it says are often overlooked by the law, policy and practice.” (Age UK đã kêu gọi hành động để giải quyết tình trạng lạm dụng gia đình đối với những người trên 60 tuổi, những người mà họ cho rằng nhu cầu của họ thường bị bỏ qua bởi luật pháp, chính sách và thực tiễn.) Câu này cho thấy rằng các chính sách hiện hành vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của những người bị lạm dụng, đặc biệt là các nhóm bị bỏ qua như người già. Do đó, không thể nói rằng chính phủ đã giải quyết hiệu quả mọi hình thức bạo hành gia đình => D sai.
Chọn B.
Dịch bài đọc:
Tại sao chúng ta luôn đổ lỗi cho Instagram là nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần ở thanh thiếu niên? Thật bực bội khi các mối quan hệ lạm dụng và những tổn thương mà chúng gây ra hiếm khi được đề cập trong các cuộc thảo luận về sự phổ biến của các vấn đề sức khỏe tâm thần ở những người trẻ. Nghiên cứu của Women’s Aid và Cosmopolitan đã phát hiện ra rằng một phần ba trong số các cô gái tuổi thanh thiếu niên đã từng ở trong một mối quan hệ lạm dụng. Và, nếu điều đó chưa đủ gây sốc, khi được hỏi thêm, 64% trong số hai phần ba còn lại thực tế đã trải qua hành vi lạm dụng - họ chỉ là không nhận ra đó là lạm dụng.
Lạm dụng gia đình thường được liên tưởng đến hình ảnh người phụ nữ co rúm trên sàn nhà, khi người chồng bạo lực chờ đợi để đánh đập, hoặc những người mẹ che giấu vết bầm tím trên mắt bằng kem che khuyết điểm trước khi đưa con đến trường. Cùng ngày mà dự luật về lạm dụng gia đình được đọc lần thứ hai tại quốc hội, Age UK đã kêu gọi hành động để giải quyết tình trạng lạm dụng gia đình đối với những người trên 60 tuổi, những người mà họ cho rằng nhu cầu của họ thường bị bỏ qua bởi luật pháp, chính sách và thực tiễn. Nhu cầu của thanh thiếu niên đang trong cơn say nắng của tình yêu đầu đời, những người đang ở trong các mối quan hệ lạm dụng về mặt tình cảm, cũng cần được công nhận.
Các chủ đề thường gặp của các mối quan hệ như vậy bao gồm (mặc dù không giới hạn) ghen tuông quá mức, chỉ trích lặp đi lặp lại và ép buộc tình dục. Nếu bạn trai hoặc bạn gái của bạn đang kiểm tra điện thoại của bạn, liên tục hỏi han về nơi ở của bạn, khó chịu khi bạn vắng mặt, xuất hiện bất ngờ để làm bạn ngạc nhiên, thì đây đều là những ví dụ về kiểm soát cưỡng chế. Nếu họ không bao giờ xin lỗi trong một cuộc tranh cãi và đổ lỗi mọi thứ cho bạn, ra lệnh cho bạn những gì bạn có thể và không thể mặc, hạ thấp bạn và/hoặc công khai làm bạn xấu hổ dưới vỏ bọc của một “trò đùa”, thì đây lại là những trường hợp phổ biến của hành vi kiểm soát. Tương tự như vậy, nếu họ có tính cách Jekyll/Hyde, khiến bạn cảm thấy như đang đi trên vỏ trứng ngay cả khi mọi việc dường như suôn sẻ, và đe dọa tự làm hại bản thân nếu bạn rời đi. Khi nói đến ép buộc tình dục và cưỡng hiếp, các ví dụ bao gồm việc khiến bạn cảm thấy bị áp lực phải thực hiện các hành vi tình dục mà bạn không thoải mái, chẳng hạn như gửi ảnh khỏa thân, quan hệ tình dục trước khi bạn sẵn sàng, bị ép buộc phải tái hiện lại các hành vi tình dục cực đoan từ phim khiêu dâm hoặc bị nói rằng bạn không yêu họ nếu bạn nói không.
Thường thì nạn nhân trong một mối quan hệ lạm dụng không bao giờ có thể chỉ ra một điều gì đó cụ thể, nhưng cảm giác bao trùm là một sự bất an chung, cảm thấy không an toàn, khiếm khuyết, sai trái, sợ hãi và như thể bạn đang phát điên. Chính “con người bạn” đang bị liên tục hạ thấp, kiểm soát và tấn công bởi người mà bạn cho là yêu bạn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Có hai hộp đựng các viên bi cùng kích thước và khối lượng. Hộp thứ nhất chứa 5 viên bi đỏ và 5 viên bi xanh, hộp thứ hai chứa 6 viên bi đỏ và 4 viên bi xanh. Lấy ngẫu nhiên một viên bi từ hộp thứ nhất chuyển sang hộp thứ hai, sau đó lấy ra ngẫu nhiên một viên bi từ hộp thứ hai. Gọi là biến cố “Viên bi được lấy ra từ hộp thứ hai là bi đỏ”,
là biến cố “Viên bi được lấy ra từ hộp thứ nhất chuyển sang hộp thứ hai là bi đỏ”.
Câu 3:
Câu 6:
(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Chính tả
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 2)
(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 2)
ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Tìm và phát hiện lỗi sai
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 3)
(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 5)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận