Câu hỏi:

31/03/2025 102

(4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận so sánh đánh giá đánh giá hai bài thơ: Thơ ở biển của Hữu Thỉnh và Chùm nhỏ thơ yêu của Chế Lan Viên.

THƠ Ở BIỂN

Anh xa em

Trăng cũng lẻ

Mặt trời cũng lẻ

Biển vẫn cậy mình dài rộng thế

Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn

Gió không phải là roi mà vách núi phải mòn

Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím

Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến

Dù sóng đã làm anh

Nghiêng ngả

Vì em…

(Hữu Thỉnh, Thơ viết ở biển, in trong tập 100 bài thơ tình chọn lọc,

Nhà xuất bản Giáo dục, 1997, trang 152-153)

 

CHÙM NHỎ THƠ YÊU

Anh cách em như đất liền xa cách bể

Nửa đêm sâu nằm lắng sóng phương em

Em thân thuộc sao thành xa lạ thế

Sắp gặp em rồi sóng lại đẩy xa thêm

Anh không ngủ. Phải vì em đang nhớ

Một trời sao rực cháy giữa đôi ta

Em nhắm mắt cho lòng anh lặng gió

Cho trời sao yên rụng một đêm hoa

(Chế Lan Viên, Chùm nhỏ thơ yêu, in trong tập Hoa ngày thường - Chim báo bão, Nhà xuất bản Văn học, 1967)

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

Đề toán-lý-hóa Đề văn-sử-địa Tiếng anh & các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a. Đảm bảo cấu trúc bài viết

- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

0,25 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

So sánh đánh giá đánh giá hai bài thơ: Thơ ở biển của Hữu Thỉnh và Chùm nhỏ thơ yêu của Chế Lan Viên.

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận

- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

1. Mở bài

Dẫn dắt vào đề tài tình yêu và nỗi nhớ trong thơ ca. Giới thiệu hai bài thơ Thơ viết ở biển (Hữu Thỉnh) và Chùm nhỏ thơ yêu (Chế Lan Viên); khẳng định hai bài thơ có những điểm tương đồng và khác biệt.

2. Thân bài

* So sánh hai bài thơ

- Những điểm tương đồng giữa hai bài thơ:

+ Cả hai bài thơ đều viết về đề tài tình yêu và nỗi nhớ khi xa cách. Cảm hứng chủ đạo là tình cảm yêu thương, nhớ nhung, trăn trở, suy tư da diết, sâu sắc. Hai tác phẩm cùng chọn nhân vật trữ tình là “Anh” – là cái tôi trữ tình của tác giả để gửi gắm những cảm xúc chân thành, đắm say về tình yêu và cuộc đời.

+ Những cảm xúc, suy tư của hai nhà thơ đều được thể hiện qua hình thức thơ tự do, đậm chất trữ tình, lãng mạn. Cả hai bài thơ đều có những hình ảnh so sánh, nhân hóa, ẩn dụ giàu tính biểu cảm.

- Những điểm khác biệt giữa hai bài thơ:

+ Nếu Thơ viết ở biển của Hữu Thỉnh thể hiện những cảm xúc của chủ thể trữ tình khi đứng trước biển cả bao la, rộng lớn, cảm thấy nhỏ bé trước không gian, cô đơn khi xa cách người yêu, nhớ mong, khao khát, cháy bỏng thì Chùm nhỏ thơ yêu của Chế Lan Viên nghiêng về diễn tả những trạng thái tâm lí, những khoảnh khắc đẹp đẽ, đặc trưng của tình yêu, khi ngọt ngào, say đắm, khi buồn nhớ vì xa cách, khi suy tư, trăn trở về sự mong manh của tình yêu, hạnh phúc.

+ Thơ viết ở biển của Hữu Thỉnh có ngôn từ, hình ảnh giản dị, gần gũi, giàu nhịp điệu; Chùm nhỏ thơ yêu của Chế Lan Viên sử dụng ngôn từ tinh tế, hình ảnh tượng trưng, mới lạ, độc đáo; ngôn ngữ thơ vừa lãng mạn vừa mang tính triết lí.

- Lí giải sự tương đồng và khác biệt:

+ Tương đồng:

. Đề tài tình yêu và nỗi nhớ luôn là đề tài bất tận của thơ ca muôn đời, khơi gợi cảm hứng của nhiều nhà thơ.

. Cả hai tâm hồn thơ đều tinh tế, nhạy cảm, có những cảm xúc chân thành, mãnh liệt trong tình yêu.

+ Khác biệt:

. Mỗi nhà thơ có những suy tư riêng, những cảm quan, phong cách nghệ thuật riêng, vì vậy, họ có những khám phá riêng, biểu hiện riêng về tình yêu và nỗi nhớ.

. Thơ Hữu Thỉnh thường mang tính trữ tình, sâu lắng, giản dị, gần gũi; Thơ Chế Lan Viên thường mang tính tượng trưng, siêu thực và triết lí sâu sắc nên ngôn từ, hình ảnh thường phong phú, mới lạ, giàu tính biểu tượng.

* Đánh giá chung

- Cả hai nhà thơ đều thể hiện những cảm xúc tinh tế, sâu sắc về tình yêu đôi lứa.

- Mỗi bài thơ hấp dẫn theo cách riêng, ghi dấu ấn riêng của mỗi nhà thơ, là sản phẩm trí tuệ không lặp lại.

- Đó chính là quy luật sáng tạo của nghệ thuật nói chung và cũng qua đó bộc lộ được vẻ đẹp đa thanh, đa sắc màu, đa giọng điệu của văn chương nói riêng.

3. Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của việc so sánh, đánh giá; nêu ấn tượng của bản thân về hai bài thơ.

3,0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt; liên kết câu, đoạn văn và liên kết văn bản.

0,25 điểm

e. Sáng tạo

- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.                                                                                                           

- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.

0,25 điểm

Bình luận


Bình luận

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

(0,5 điểm) Xác định đặc điểm thơ trữ tình trong văn bản Hoàng hôn màu đỏ?

Xem đáp án » 31/03/2025 26

Câu 2:

II. Viết (4,0 điểm)

(2,0 điểm)

Cảm nghĩ của em về nhân vật người con trong bài thơ Hoàng hôn màu cỏ của Hoàng Trần Cương đã mang tới cho em bài học quý giá nào? (trả lời bằng đoạn văn 200 chữ)

Xem đáp án » 31/03/2025 9

Câu 3:

(0,5 điểm) Cảm xúc, rung động trong bài thơ là tiếng “dội” mãnh liệt của sự kiện nào vào tâm hồn nhà thơ? Xác định một số dòng/hình ảnh thơ mà em cho là đặc sắc.

Xem đáp án » 31/03/2025 0

Câu 4:

(1,0 điểm) Khổ thơ đầu gợi hình dung gì trong em, biểu tượng nào gợi ra cảnh ngộ của con người? Phân tích những cảm xúc, tâm trạng thể hiện trong khổ thơ.

Xem đáp án » 31/03/2025 0

Câu 5:

(1,0 điểm) Xác định thủ pháp nghệ thuật chính ở khổ 2, 3 và hiệu quả thẩm mĩ của chúng?

Xem đáp án » 31/03/2025 0

Câu 6:

(1,0 điểm) Người con khao khát điều gì? Khao khát ấy được nhà thơ thể hiện đặc biệt như thế nào?

Xem đáp án » 31/03/2025 0