Câu hỏi:

05/03/2020 213

Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.

II. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.

III. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3.

IV. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.

Đáp án chính xác

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Chọn đáp án A

Chỉ có phát biểu I đúng. Giải thích:
Dựa vào mô tả nói trên, chúng ta vẽ được lưới thức ăn: 

I đúng vì chuỗi thức ăn dài nhất là chuỗi:

Cây → Côn trung cánh cứng → Chim sâu → Chin ăn thịt cỡ lỡn (có 4 mắt xích).

II sai vì khi động vật ăn rễ cây giảm số lượng thì rắn và thú ăn thịt sẽ thiếu thức ăn nghiêm trọng, khi đó chúng cạnh  tranh gay gắt hơn. Còn chim ăn thịt cỡ lớn sử dụng nhiều nguồn thức ăn, cho nên thiếu động vật ăn rễ cây thì không ảnh hướng lớn đến nó.

III sai vì chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc cấp 4.

IV sai vì các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng đều sử dụng cây làm thức nhưng có sự phân hóa ổ sinh thái (mỗi loài ăn một bộ phận khác nhau của cây).

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 11nm?

Xem đáp án » 05/03/2020 76,854

Câu 2:

Một gen có chiều dài 3570 A° và số tỉ lệ  A+TG+X=0,5.Số nuclêôtit mỗi loại của gen là

Xem đáp án » 05/03/2020 16,055

Câu 3:

Khi nói về đột biến nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tất cả các đột biến số lượng nhiễm sắc thể đều làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào.

II. Tất cả các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đề làm thay đổi cấu trúc của nhiễm sắc thể.

III. Tất cả các đột biến đa bộ lẽ đều làm tăng hàm lượng ADN ở trong tế bào.

IV. Tất cả các đột biến đa bội chẵn đều làm thay đổi số lượng gen có trên một nhiễm sắc thể.

Xem đáp án » 05/03/2020 15,943

Câu 4:

Khi nói về sự hình thành loài mới bằng con đường địa lý, có bao nhiều phát biểu sau đây đúng?

I. Hình thành loài bằng con đường địa lí là phương thức hình thành loài có ở cả động vật và thực vật.

II. Cách li địa lý là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hóa vốn gen giữa các quần thể trong loài.

III. Điều kiện địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.

IV. Quá trình hình thành loài mới cần có sự tham gia của các nhân tố tiến hóa.

Xem đáp án » 05/03/2020 5,975

Câu 5:

Mạch gốc của gen có trình tự các đơn phân3’ATGXTAG5’. Trình tự các đơn phân tương ứng trên đoạn mạch của phân tử mARN do gen này tổng hợp là

Xem đáp án » 05/03/2020 4,476

Câu 6:

Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kín?

Xem đáp án » 05/03/2020 3,591

Câu 7:

Khi nói về quan hệ tuần hoàn ở thú, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có 2 loại, đó là hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.

II. Máu chảy trong động mạch luôn có áp lực lớn hơn so với máu chảy trong mao mạch.

III. Máu chảy trong động mạch luôn giàu O2.
IV. Nhịp tim của voi luôn chậm hơn nhịp tim của chuột.

Xem đáp án » 05/03/2020 2,985

Bình luận


Bình luận