Câu hỏi:

07/04/2025 7

Màu sắc trên thân động vật có những ý nghĩa sinh học gì? Lấy ví dụ.

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

Đề toán-lý-hóa Đề văn-sử-địa Tiếng anh & các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Lời giải:

Ý nghĩa màu sắc trên thân động vật:

- Nhận biết đồng loại: Ởnhững loài có tập tính sống bầy đàn, có màu sắc đàn như các vạch, các xoang, các chấm màu đa dạng.

- Màu sắc bảo vệ: màu sắc phù hợp với môi trường, giúp sinh vật lẫn trốn kẻ thù hay ẩn nấp trong môi trường tốt hơn. Ví dụ: Các loài sâu ăn lá cây thường có màu xanh; rắn lục sống trên cây nên có màu xanh lục.

- Màu sắc báo hiệu: màu sắc nổi bật, có tuyến độc, có mùi hôi. Các loài sinh vật có tuyến độc hay có mùi hôi thường có màu sắc nổi bật trên nền môi trường. Ví dụ: Các loài ếch có độc hoặc rắn độc thường có màu sắc nổi bật như vàng, đỏ. Ong vò vẽ có màu nâu đỏ báo hiệu cơ thể chúng có nọc độc.

- Màu sắc giả trang hay bắt chước: Một số loài tuy không có nọc độc và tuyến hôi nhưng lại có màu sắc nổi bật giống như những loài có nọc độc và tuyến hôi.

Bình luận


Bình luận

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Trong quá trình hình thành quần thể thích nghi, chọn lọc tự nhiên có vai trò

A. tạo ra các kiểu hình thích nghi với biến đổi của môi trường.

B. sàng lọc và giữ lại những cá thể thay đổi kiểu hình tương ứng với môi trường sống thay đổi.

C. sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gene quy định kiểu hình thích nghi.

D. tạo ra các kiểu gene quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.

Xem đáp án » 07/04/2025 22

Câu 2:

Trong tiến hóa, chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố cơ bản nhất vì

A. chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng, tốc độ, nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gene của quần thể.

B. chọn lọc tự nhiên làm tăng cường sự phân hóa kiểu gene trong quần thể gốc.

C. chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gene.

D. chọn lọc tự nhiên làm tăng tính đa dạng của loài.

Xem đáp án » 07/04/2025 18

Câu 3:

Chọn phát biểu đúng.

A. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới.

B. Sự cách li địa lí tất yếu dẫn đến sự hình thành loài mới.

C. Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến.

D. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.

Xem đáp án » 07/04/2025 15

Câu 4:

Theo quan niệm hiện đại, thực chất của quá trình tiến hóa nhỏ là gì?

A. Quá trình hình thành loài mới.

B. Quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài.

C. Quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.

D. Quá trình tạo ra nguồn biến dị di truyền của quần thể.

Xem đáp án » 07/04/2025 14

Câu 5:

Nêu mối quan hệ giữa đột biến và giao phối trong tiến hóa nhỏ.

Xem đáp án » 07/04/2025 13

Câu 6:

Điền từ/cụm từ thích hợp vào các chỗ trống trong câu sau.

Những biến đổi trong quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra theo trình tự: Phát sinh đột biến → ...(1)... → Chọn lọc các đột biến có lợi →...(2)...

Xem đáp án » 07/04/2025 12

Câu 7:

Những nhân tố tiến hóa nào làm xuất hiện các allele mới trong quần thể sinh vật?

Xem đáp án » 07/04/2025 12