Câu hỏi:
07/04/2025 255
Phiêu bạt di truyền là nhân tố tiến hóa làm thay đổi thành phần kiểu gene và tần số allele của quần thể gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên (lũ, lụt, hạn hán, gió, bão, dịch bệnh,...) gây ảnh hưởng mạnh đến số lượng cá thể của quần thể. Trong những hoàn cảnh nhất định, phiêu bạt di truyền tác động đến một quần thể qua hai trường hợp được mô tả ở Hình 1. Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai về nhân tố tiến hóa này?
a) Trường hợp (1) mô tả hiệu ứng sáng lập, trường hợp (2) mô tả hiệu ứng thắt cổ chai.
b) Quần thể B có vốn gene khác biệt so với quần thể gốc.
c) Trong trường hợp (2), sự săn bắt có thể làm loại bỏ hàng loạt các cá thể ra khỏi quần thể bất kể các cá thể đó có mang kiểu gene quy định kiểu hình thích nghi hay không.
d) Sau khi xảy ra phiêu bạt di truyền, có thể làm giàu hoặc làm nghèo vốn gene của quần thể tuỳ theo những hoàn cảnh nhất định.
Phiêu bạt di truyền là nhân tố tiến hóa làm thay đổi thành phần kiểu gene và tần số allele của quần thể gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên (lũ, lụt, hạn hán, gió, bão, dịch bệnh,...) gây ảnh hưởng mạnh đến số lượng cá thể của quần thể. Trong những hoàn cảnh nhất định, phiêu bạt di truyền tác động đến một quần thể qua hai trường hợp được mô tả ở Hình 1. Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai về nhân tố tiến hóa này?
a) Trường hợp (1) mô tả hiệu ứng sáng lập, trường hợp (2) mô tả hiệu ứng thắt cổ chai.
b) Quần thể B có vốn gene khác biệt so với quần thể gốc.
c) Trong trường hợp (2), sự săn bắt có thể làm loại bỏ hàng loạt các cá thể ra khỏi quần thể bất kể các cá thể đó có mang kiểu gene quy định kiểu hình thích nghi hay không.
d) Sau khi xảy ra phiêu bạt di truyền, có thể làm giàu hoặc làm nghèo vốn gene của quần thể tuỳ theo những hoàn cảnh nhất định.
Quảng cáo
Trả lời:
Lời giải:
Đáp án đúng là: a - Đ; b - Đ; c - Đ; d - S.
a) Đúng. Trường hợp (1) mô tả sự di cư của một nhóm cá thể đến một nơi mới → hiệu ứng sáng lập, trường hợp (2) mô tả hiện tượng kích thước quần thể giảm đột ngột do bị săn bắt quá mức → hiệu ứng thắt cổ chai.
b) Đúng. Quần thể B có vốn gene khác biệt so với quần thể gốc.
c) Đúng. Trong trường hợp (2), sự săn bắt có thể làm loại bỏ hàng loạt các cá thể ra khỏi quần thể bất kể các cá thể đó có mang kiểu gene quy định kiểu hình thích nghi hay không.
d) Sai. Phiêu bạt di truyền làm giảm kích thước của quần thể gốc nên có thể làm nghèo vốn gene của quần thể.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
- 20 Bộ đề, Tổng ôn, Chinh phục lý thuyết môn Sinh học (có đáp án chi tiết) ( 70.000₫ )
- 20 đề thi tốt nghiệp môn Sinh học (có đáp án chi tiết) ( 35.000₫ )
- Sổ tay lớp 12 các môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa, KTPL (chương trình mới) ( 36.000₫ )
- Tuyển tập 30 đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội, TP Hồ Chí Minh (2 cuốn) ( 150.000₫ )
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
Lời giải:
a) Cây phát sinh chủng loại ở Hình 2 mô tả quá trình tiến hóa lớn vì sơ đồ mô tả quá trình tiến hóa hình thành loài và các đơn vị phân loại trên loài.
b) Mô tả mối quan hệ họ hàng giữa các loài có trong cây phát sinh chủng loại trên:
- Sói đồng cỏ (Canis latrans) có quan hệ họ hàng gần gũi với sói xám (Canis lupus) cùng được xếp chung nhánh với chi Chó (Canis). Các đặc điểm giải phẫu của chúng cho phép tạo ra tiếng hú, khác biệt tiếng gầm rú của báo hoa mai (Panthera pardus) được xếp ở chi Báo (Panthera), họ Mèo (Felidae).
- Lủng châu mỹ (Taxidea taxus) có quan hệ họ hàng gần gũi với rái cá (Lutra lutra) cùng được xếp chung vào họ Chồn (Mustelidae).
Lời giải
Lời giải:
Bằng chứng được mô tả là bằng chứng tế bào học. Bằng chứng này có thể chứng minh tế bào nhân thực có nguồn gốc từ tế bào nhân sơ vì:
- Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đều có các thành phần cơ bản: màng sinh chất, tế bào chất và nhân/vùng nhân.
- Thành phần hóa học của tế bào về cơ bản là giống nhau, mọi tế bào đều có vật chất di truyền là DNA, RNA, protein và các phân tử sinh học khác.
- Màng tế bào ở tế bào nhân sơ xảy ra sự gấp nếp dẫn đến sự hình thành nhân của tế bào nhân thực.