Câu hỏi:
11/04/2025 11B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7 (4,0 điểm). Viết bài văn tả một đêm trăng đẹp.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng (2,5 điểm)
* Mở bài: Giới thiệu chung về đêm trăng ấy.
* Thân bài:
- Lúc xẩm tối:
+ Màn đêm dần buông, bầu trời thăm thẳm, lấp lánh ánh sao.
+ Trăng lấp ló thấp thoáng sau lũy tre làng.
+ Gió thổi mát rượi.
- Lúc trăng lên:
+ Mặt trăng tròn vành vạnh như một chiếc đĩa lơ lửng giữa không trung.
+ Ánh trăng vằng vặc soi sáng xuống sân nhà, nhà cửa, ruộng đồng.
+ Trên đường làng trẻ em nối đuôi nhau chơi rước đèn, ca hát rộn ràng.
* Kết bài: Cảm nghĩ của em về đêm trăng ấy.
2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. (0,5 điểm)
3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. (0,5 điểm)
4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…(0,5 điểm)
* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.
Bài làm tham khảo
“Lúc thì như chiếc liềm con
Khi thì giống chiếc đĩa tròn trên không.”
Chiếc đĩa tròn ấy chính là ông trăng. Cứ độ rằm về, ông trăng lại tỏa ánh sáng vằng vặc để rọi chiếu muôn nơi. Trung thu này, đêm trăng quê tôi lại đẹp đẽ và thanh bình đến lạ.
Đêm xuống, bóng tối dần dần bao trùm vạn vật. Trên cao, ngàn vạn vì sao tinh tú đua nhau phát sáng, vòm trời lúc này tựa như tấm thảm nhung huyền được đính vô vàn viên kim cương. Giữa tấm thảm ấy, trăng rằm kiêu hãnh tỏa sáng. Trăng tháng tám to, tròn như kết tinh của hàng ngàn hàng vạn ngôi sao xung quanh. Như biết mình đặc biệt hơn những vì sao, chị Hẳng càng thích thú gửi gắm muôn tia sáng xuống nhân gian. Muôn tia sáng tinh nghích xuyên qua vòm cây, kẽ lá, nhuộm ao hồ, cây cối, con đường, mái nhà một màu lấp lánh.
Trời về khuya, trăng càng sáng rõ. Mặt trăng tròn vành vạnh như một chiếc mâm bạc lơ lửng giữa vòm trời. Một vài chòm mây lửng lơ phía xa chẳng cản bước được ánh sáng từ chiếc mâm bạc ấy. Trăng rằm đem đến cho quê hương tôi vẻ thanh bình, yên ả mà vô cùng lung linh, huyền diệu. Những mái nhà xanh đỏ rực chói dưới nắng nhưng hiền hòa dưới ánh trăng. Cây cối trong vườn ngả nghiêng như mừng vui bởi tưới tắm bởi ánh trăng dịu mát. Những hàng ngô, bãi mía xòe những chiếc lá, lá vờn theo gió xô vào nhau cất lên bản nhạc rì rào, rì rào. Ven sông, mấy chú ếch nhái chẳng biết từ bao giờ kêu ran những thanh âm gọi hè. Dưới bầu trời ngập đầy ánh trăng này, dòng sông Đà quê tôi đẹp đến diệu kì. Mặt sông sóng sánh những làn nước nhẹ gợn. Mỗi làn nước gợn lại đem theo những chuyển động của bóng trăng. Bóng trăng lấp lánh, dệt cho con sông này một chiếc áo choàng tuyệt đẹp. Hồi còn bé, cứ tối tối, chúng tôi lại ra bờ sông múc trăng. Chúng tôi háo hức, múc ánh trăng vàng mà chẳng thấy mặt trăng dưới lòng sông tan biến. Trăng chỉ tan ra một lúc rồi lại tròn trịa như lúc đầu. Trăng dưới làn nước biết ngả nghiêng theo làn nước, chẳng giống trăng trên cao chỉ nghiêm trang lơ lửng giữa trời.
Cứ hẹn lại lên, ông trăng luôn đem đến cho quê tôi một cảnh đẹp như thế. Ánh trăng vằng vặc, trong trẻo như chính cái tên Hòa Bình của mảnh đất này. Ngắm trăng, tôi lại thấy yêu biết bao quê hương, đất nước mình.
Đã bán 98
Đã bán 182
Đã bán 98
Đã bán 266
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
(2,0 điểm). Tìm những từ ngữ được lặp lại để liên kết câu trong mỗi đoạn văn dưới đây:
a) Con suối chảy qua bản tôi bốn mùa nước xanh trong. Những ngày lũ, suối cũng chỉ đục vài ba ngày. Để tiện đi lại, người bản tôi bắc khá nhiều cầu qua suối. Cầu ghép bằng đôi thân cây to hoặc một thân cây cổ thụ. Gần đây, chiếc cầu bằng xi măng cốt thép đã được bắc qua con suối quê tôi.
b) Anh đến chuồng trâu dắt con trâu béo nhất, khoẻ nhất. Người và trâu cùng ra ruộng. A Cháng đeo cày. Cái cày của người Mông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trong anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cùng ra trận.
Câu 3:
(2,0 điểm). Tìm điệp từ, điệp ngữ trong câu dưới đây. Việc sử dụng các điệp từ, điệp ngữ ấy nhằm nhấn mạnh mong muốn, tình cảm gì của tác giả đối với Tổ quốc và nhân dân?
Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.
HỒ CHÍ MINH
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 3)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 5)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CTST có đáp án ( Đề 1)
Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Tiếng Việt 5 (Mới nhất)_ đề 1
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận