Câu hỏi:
15/04/2025 15PHẦN II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)
(3,0 điểm):
a) Phân tích ý nghĩa của năn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam.
b) Liên hệ thực tế và nêu tối thiếu 04 thành tựu của văn minh Đại Việt vẫn được bảo tồn và phát huy giá trị đến ngày nay.Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
1 |
a) Phân tích ý nghĩa của năn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam. b) Liên hệ thực tế và nêu tối thiếu 04 thành tựu của văn minh Đại Việt vẫn được bảo tồn và phát huy giá trị đến ngày nay. |
3,0 |
♦ Yêu cầu a) Ý nghĩa của văn minh Đại Việt |
2,0 |
|
- Khẳng định tinh thần quật khởi và sức lao động sáng tạo bền bỉ của nhân dân Đại Việt. |
0,25 |
|
- Chứng minh sự phát triển vượt bậc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá trong các thời kì lịch sử; |
0,25 |
|
- Góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh dân tộc, giúp Đại Việt giành thắng lợi trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc. |
0,5 |
|
- Góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy được những thành tựu và giá trị của văn minh Việt cổ. |
0,25 |
|
- Là nền tảng để Việt Nam đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay; đồng thời, góp phần tạo dựng bản lĩnh, bản sắc của con người Việt Nam, giúp dân tộc Việt Nam vượt qua thử thách, vững bước tiến vào kỉ nguyên hội nhập và phát triển mới. |
0,5 |
|
♦ Yêu cầu b) Một số thành tựu của văn minh Đại Việt vẫn được bảo tồn và phát huy giá trị đến ngày nay |
1,0 |
|
- Di tích: Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội); Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội); thành nhà Hồ (Thanh Hóa),… - Nhã nhạc cung đình; nghệ thuật múa rối nước,… - Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn (Hà Nam) - Một số làng nghề thủ công: Gốm Bát Tràng (Hà Nội); gốm Chu Đậu (Hải Dương); tranh Đông Hồ (Bắc Ninh),… * Lưu ý: - HS có thể đưa ra những phương án khác, nhưng cần đảm bảo tính chính xác. - GV linh hoạt trong quá trình chấm điểm. |
1,0 |
Đã bán 321
Đã bán 121
Đã bán 218
Đã bán 1k
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Đọc tư liệu sau:
Tư liệu. “Sinh sống ở vùng địa hình cao, dốc, làm ruộng bậc thang là cách thích ứng với tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở một số tỉnh miền núi phía Bắc. Trên vùng núi cao ở Sa-pa (Lào Cai), Mù Căng Chải (Yên Bái); Hoàng Su Phì (Hà Giang), các dân tộc Nùng, Dao, Mông, La Chí,… đã tạo nên những cánh đồng ruộng bậc thang hàng nghìn héc-ta, được ví như: “bức tranh phong cảnh khổng lồ” hay “những bậc thang nối mặt đất với bầu trời”.
a) Việc làm ruộng bậc thang là cách tất cả các dân tộc ở Việt Nam thích ứng với điều kiện địa hình.
b) Ruộng bậc thang là một phương thức canh tác nông nghiệp hiệu quả trên địa hình dốc, đồi núi, góp phần tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo cho các tỉnh Lào Cai, Hà Giang…
c) Kĩ thuật canh tác ruộng bậc thang là sản phẩm của trí tuệ, chứng minh năng lực chinh phục tự nhiên và thái độ sống hài hòa với thiên nhiên của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam.
d) Nhờ có ruộng bậc thang, các dân tộc miền núi phía Bắc đã đáp ứng đủ nhu cầu lương thực ở địa phương và xuất khẩu sản lượng lớn.
Câu 3:
1.2. Trắc nghiệm đúng - sai (4,0 điểm): Thí sinh trả lời từ câu 13 đến câu 16. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Đọc tư liệu sau:
Tư liệu. “Trống đồng Đông Sơn là đỉnh cao của kĩ thuật chế tác đồng thau của người Việt cổ. Hoa văn trên trống khắc họa những sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hóa đương thời. Trống đồng không chỉ là nhạc khí mà còn là biểu tượng cho quyền lực, tôn giáo,… Trống được dùng trong các lễ hội, nghi lễ tôn giáo và trong chiến đấu. Khi có giặc ngoại xâm, tiếng trống vang lên là lời hiệu triệu nhân dân khắp nơi tụ về chiến đấu. Trống đồng Đông Sơn tiêu biểu cho nền văn minh Văn Lang-Âu Lạc, là một trong những biểu tượng của văn hóa Việt Nam”.
a) Không chỉ dùng trong các lễ nghi tôn giáo, trống đồng còn là một nhạc cụ phổ biến của cư dân Văn Lang-Âu Lạc trong các dịp lễ tết.
b) Trống đồng Đông Sơn là hiện vật duy nhất chứng minh cho kĩ thuật chế tác đồng thau của người Việt cổ đạt đến đỉnh cao.
c) Thông qua các hoa văn được khắc họa trên trống đồng Đông Sơn, các nhà sử học thể phục dựng được một phần bức tranh đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang-Âu Lạc.
d) Trống đồng là biểu tượng của tinh hoa văn hóa truyền thống dân tộc, phản ánh những nét độc đáo và đặc sắc của nền văn minh lúa nước mà người Việt cổ đã xây dựng nên.
Câu 4:
Đọc tư liệu sau:
Tư liệu. “(…) Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta, là cội nguồn sức mạnh để dân tộc ta mãi mãi trường tồn và phát triển, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, là đường lối chiến lược, có ý nghĩa sống còn của cách mạng Việt Nam”. (….) Hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã khẳng định, khi đất nước đứng trước tình thế, hoàn cảnh gian lao, thử thách mang tính bước ngoặt, nếu biết khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, phát huy sức mạnh vĩ đại của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, thì con thuyền cách mạng Việt Nam sẽ vượt qua mọi thác ghềnh, phong ba bão táp, để cập bến bờ vinh quang”.
(Theo: Nguyễn Phú Trọng: Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2023, tr. 15, 17)
a) Tư liệu trên đề cập đến vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
b) Khối đại đoàn kết dân tộc là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ hoặc giành lại độc lập dân tộc.
c) Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân là nhân tố duy nhất giúp “con thuyền cách mạng Việt Nam… cập bến bờ vinh quang”.
d) Đoàn kết giữa các dân tộc một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, đã và đang được phát huy cao độ.
Câu 5:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam hiện nay?
29 câu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 15 có đáp án
20 câu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 12 có đáp án
20 câu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 13 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 14 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 12 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 18 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 10 có đáp án
Bộ 4 đề thi giữa kì 2 Lịch sử 10 Cánh diều cấu trúc mới có đáp án (Đề 1)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận