Câu hỏi:
06/03/2020 1,984Ở một loài động vật, cho con cái (XX) lông trắng thuần chủng lai với con đực (XY) lông đen được F1 đồng loạt lông trắng. Cho con đực F1 lai phân tích, đời Fb thu được hai màu trên với tỷ lệ kiểu hình là 3:1. Nếu cho F1 giao phối tự do, ở F2 xuất hiện 100% con cái lông trắng. Hỏi ở giới đực, lông đen chiếm tỷ lệ là
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án C
P: cái trắng tc x đực đen
F1 : 100% trắng
Đực F1 lai phân tích
Fb : 3 : 1
F1 x F1
F2 : 100% cái lông trắng
Do đực F1 lai phân tích cho đời con có 4 tổ hợp lai
ð Đực F1 cho 4 tổ hợp giao tử
ð F1 dị hợp 2 cặp gen
Mà F1 x F1 cho cái F2 đồng tính 100% trắng
ð Có 1 cặp gen nằm trên cặp NST giới tính
Vậy F1 : AaXBY và Aa XBXb
(1)Có đực F1 lai phân tích : AaXBY x aaXbXb
Fa : Aa XBXb: aa XBXb : AaXbY : aaXbY
(2)F1 x F1 : AaXBY x Aa XBXb
F2 : 3A-XBY : 3A-XbY : 1 aaXBY : 1 aaXbY
6A-XBX- : 2aa XBX-
Do 100% cái F2 trắng
ð Kiểu hình A-B- và aaB- cho kiểu hình trắng
Vậy ở phép lai (1) có tỉ lệ 3: 1
Vậy sẽ là 3 trắng : 1 đen
Vậy A-bb sẽ cho kiểu hình đen
Vậy tính trạng do 2 gen tương tác át chế qui định
B át chế A, a, b
b không át chế
A cho kiểu hình đen >> a cho kiểu hình trắng
Vậy ở giới đực F2 tỉ lệ kiểu hình lông đen (A-bb) là 3/8 = 37,5%
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Những loài có kích thước cá thể nhỏ, tuổi thọ thấp, thường sinh sản nhanh, kích thước quần thể đông, do đó mức tử vong ở giai đoạn đầu phải cao tương ứng thì quần thể mới có thể tồn tại được trong môi trường mà nguồn thức ăn có giới hạn. Những loài này có mấy đặc điểm đúng trong số các đặc điểm sau:
(1) Đường cong sống sót hình lõm.
(2) Đường cong tăng trưởng số lượng cá thể có hình chữ J trong giai đoạn đầu.
(3) Chúng mẫn cảm với tác động của các nhân tố hữu sinh.
(4) Chúng có khả năng chăm sóc con non tốt.
Câu 2:
Ở một loài động vật, alen A quy định thân màu đen, alen a quy định thân màu trắng. Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ P: 0,6AA + 0,3Aa + 0,1aa = 1. Không xét sự phát sinh đột biến. Các cá thể thân đen có thể giao phối ngẫu nhiên với cả cá thể thân đen hoặc thân trắng khác nhưng các cá thể thân màu trắng không giao phối với cá thể thân màu trắng. Cấu trúc di truyền của quần thể ở F1 là
Câu 3:
Vùng mã hóa của một gen cấu trúc có 4 đoạn exon và 3 đoạn intron. Số nucleotit loại A và loại G trên các đoạn exon và intron lần lượt là
|
Exon 1 |
Exon 2 |
Exon 3 |
Exon 4 |
Intron 1 |
Intron 2 |
Intron 3 |
Số nu loại A |
235 |
120 |
111 |
203 |
435 |
524 |
469 |
Số nu loại B |
211 |
156 |
98 |
198 |
400 |
558 |
500 |
Biết rằng không có đột biến xảy ra và mARN sinh ra có đủ exon. Khi gen này dịch mã thì số axit amin môi trường cung cấp để tổng hợp 1 chuỗi polypeptit chưa hoàn chỉnh là
Câu 4:
Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, có những nhận định sau về cơ chế tiến hoá
(1) Trong điều kiện bình thường, chọn lọc tự nhiên không thể đào thải hết một alen lặn gây chết ra khỏi quần thể giao phối.
(2) Chọn lọc tự nhiên là nhân tố trực tiếp tạo ra những kiểu gen thích nghi với môi trường.
(3) Chọn lọc tự nhiên không phải là cơ chế tiến hóa duy nhất liên tục dẫn đến tiến hóa thích nghi mà còn hai cơ chế tiến hóa quan trọng khác là phiêu bạt di truyền và dòng gen nữa.
(4) Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen không ngẫu nhiên mà theo 1 hướng xác định, nó có xu hướng làm tăng tần số các alen có lợi, giảm tần số các alen có hại, dẫn đến sự sinh sản ưu thế của những kiểu gen thích nghi.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
Câu 5:
Hình nào sau đây biểu diễn đúng quá trình nhân đôi ADN ở vi khuẩn E. Coli ?
Câu 6:
Ở cá chép, xét 1 gen gồm 2 alen: Alen A không vảy là trội hoàn toàn so với alen a có vảy; kiểu gen AA làm trứng không nở. Thực hiện một phép lai giữa các cá chép không vảy thu được F1, cho F1 giao phối ngẫu nhiên được F2. Tiếp tục cho F2 giao phối ngẫu nhiên được F3. Tính theo lý thuyết, khi cá lớn lên, số cá chép không có vảy ở F3 chiếm tỉ lệ là
Câu 7:
Khi nói về giới hạn sinh thái có bao nhiêu nhận định sau đây không chính xác?
(1) Những loài có giới hạn rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì có vùng phân bố rộng và ngược lại.
(2) Sức sống của sinh vật cao nhất, mật độ lớn nhất trong khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái.
(3) Khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lý của sinh vật gọi là khoảng chống chịu.
(4) Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của các nhân tố sinh thái ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian
(5) Khi loài mở rộng khu phân bố thì giới hạn sinh thái của loài cũng được mở rộng.
về câu hỏi!