Câu hỏi:
06/03/2020 390Trong một quần xã rừng tự nhiên ở vùng Đông Nam Á, các loài động vật ăn cỏ cỡ lớn như bò rừng mỗi khi di chuyển thường đánh động và làm các loài côn trùng bay khỏi tổ. Lúc này, loài chim diệc bạc sẽ bắt các con côn trùng bay khỏi tổ làm thức ăn. Việc côn trùng bay khỏi tổ cũng như việc chim diệc bạc bắt côn trùng không ảnh hưởng gì đến đời sống bò rừng. Chim gõ bò có thể bắt ve bét trên da bò rừng làm thức ăn.
Xét các mối quan hệ sau: Bò rừng với côn trùng, chim gõ bò, chim diệc bạc, ve bét; Chim diệc bạc với côn trùng; Chim gõ bò với ve bét. Có bao nhiêu phát biểu sau đúng về các mối quan hệ trên?
(1) Chỉ có 1 mối quan hệ ức chế cảm nhiễm.
(2) Quần xã có nhiều hơn 1 mối quan hệ động vật ăn thịt - con mồi.
(3) Có tối đa 3 mối quan hệ mà trong mỗi mối quan hệ chỉ có 1 loài có lợi.
(4) Chỉ có 1 mối quan hệ mà trong đó mỗi loài đều có lợi.
(5) Bò rừng đều không có hại trong tất cả các mối quan hệ.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án D
a. Bò rừng – côn trùng : ức chế càm nhiễm
b. Bò rừng – chim gõ bò : hợp tác
c. Bò rừng – chim diệc bạc : hội sinh
d. Bò rừng – ve bét : kí sinh
e. Chim diệc bạc – côn trùng : sinh vật ăn sinh vật
f. Chim gõ bò – ve bét : sinh vật ăn sinh vật
Các phát biểu đúng là (1) (2) (4)
3 sai . các mối quan hệ mà chỉ có 1 loài có lợi là c, d, e, f
5 sai, bò rừng làm hại đến côn trùng
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Vùng mã hóa của một gen cấu trúc có 4 đoạn exon và 3 đoạn intron. Số nucleotit loại A và loại G trên các đoạn exon và intron lần lượt là
|
Exon 1 |
Exon 2 |
Exon 3 |
Exon 4 |
Intron 1 |
Intron 2 |
Intron 3 |
Số nu loại A |
235 |
120 |
111 |
203 |
435 |
524 |
469 |
Số nu loại B |
211 |
156 |
98 |
198 |
400 |
558 |
500 |
Biết rằng không có đột biến xảy ra và mARN sinh ra có đủ exon. Khi gen này dịch mã thì số axit amin môi trường cung cấp để tổng hợp 1 chuỗi polypeptit chưa hoàn chỉnh là
Câu 2:
Ở một loài động vật, alen A quy định thân màu đen, alen a quy định thân màu trắng. Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ P: 0,6AA + 0,3Aa + 0,1aa = 1. Không xét sự phát sinh đột biến. Các cá thể thân đen có thể giao phối ngẫu nhiên với cả cá thể thân đen hoặc thân trắng khác nhưng các cá thể thân màu trắng không giao phối với cá thể thân màu trắng. Cấu trúc di truyền của quần thể ở F1 là
Câu 3:
Những loài có kích thước cá thể nhỏ, tuổi thọ thấp, thường sinh sản nhanh, kích thước quần thể đông, do đó mức tử vong ở giai đoạn đầu phải cao tương ứng thì quần thể mới có thể tồn tại được trong môi trường mà nguồn thức ăn có giới hạn. Những loài này có mấy đặc điểm đúng trong số các đặc điểm sau:
(1) Đường cong sống sót hình lõm.
(2) Đường cong tăng trưởng số lượng cá thể có hình chữ J trong giai đoạn đầu.
(3) Chúng mẫn cảm với tác động của các nhân tố hữu sinh.
(4) Chúng có khả năng chăm sóc con non tốt.
Câu 4:
Hình nào sau đây biểu diễn đúng quá trình nhân đôi ADN ở vi khuẩn E. Coli ?
Câu 5:
Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, có những nhận định sau về cơ chế tiến hoá
(1) Trong điều kiện bình thường, chọn lọc tự nhiên không thể đào thải hết một alen lặn gây chết ra khỏi quần thể giao phối.
(2) Chọn lọc tự nhiên là nhân tố trực tiếp tạo ra những kiểu gen thích nghi với môi trường.
(3) Chọn lọc tự nhiên không phải là cơ chế tiến hóa duy nhất liên tục dẫn đến tiến hóa thích nghi mà còn hai cơ chế tiến hóa quan trọng khác là phiêu bạt di truyền và dòng gen nữa.
(4) Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen không ngẫu nhiên mà theo 1 hướng xác định, nó có xu hướng làm tăng tần số các alen có lợi, giảm tần số các alen có hại, dẫn đến sự sinh sản ưu thế của những kiểu gen thích nghi.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
Câu 6:
Ở cá chép, xét 1 gen gồm 2 alen: Alen A không vảy là trội hoàn toàn so với alen a có vảy; kiểu gen AA làm trứng không nở. Thực hiện một phép lai giữa các cá chép không vảy thu được F1, cho F1 giao phối ngẫu nhiên được F2. Tiếp tục cho F2 giao phối ngẫu nhiên được F3. Tính theo lý thuyết, khi cá lớn lên, số cá chép không có vảy ở F3 chiếm tỉ lệ là
Câu 7:
Đu đủ là cây đơn tính. Tuy nhiên người ta quan sát được trên hoa đu đủ đực vẫn còn di tích nhụy. Có bao nhiêu kết luận trong số các kết luận sau là đúng về hiện tượng này?
(1) Đây là cơ quan thể hiện tiến hóa phân ly.
(2) Chứng tỏ thực vật này vốn có nguồn gốc đơn tính, về sau mới phân hóa thành lưỡng tính.
(3) Do thời gian tiến hóa chưa đủ lâu để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ gen quy định tính trạng nhụy.
(4) Cơ quan nhụy không còn giữ chức năng thụ phấn nhưng vẫn còn di tích là do chọn lọc tự nhiên giữ lại.
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 1: Sinh học tế bào có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 2)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 4)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
30 đề thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2022 có lời giải (Đề số 1)
về câu hỏi!