Câu hỏi:
12/05/2025 1Ở sinh vật nhân sơ, quá trình dịch mã có diễn biến cụ thể như sau:
1. Tiểu phần nhỏ ribosome liên kết với mRNA tại bộ ba mở đầu.
2. tRNA 1 đầu mang amino acid mở đầu, 1 đầu mang anticodon khớp với bộ ba mở đầu trên mRNA.
3. Tiểu phần lớn liên kết với tiểu phần nhỏ tạo thành ribosome hoàn chỉnh.
4. Ribosome trượt lần lượt đến các bộ ba tiếp theo, tRNA mang các amino acid đến và khớp với mRNA.
5. Các amino acid hình thành liên kết peptide, nối dài thành chuỗi polypeptide.
6. Ribosome trượt đến bộ ba kết thúc, quá trình dịch mã dừng lại và giải phóng chuỗi polypeptide.
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)
a) Ở bước 1, bộ ba mở đầu nằm ở đầu 3' của phân tử mRNA. |
b) Ở bước 2, amino acid mở đầu là formylmethionine (fMet). |
c) Nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở bước 2, 3 và 4. |
d) Ở bước 6, khi ribosome trượt đến bộ ba kết thúc đã giải phóng amino acid cuối cùng. |
Quảng cáo
Trả lời:
Lời giải
- Ở bước 2, amino acid mở đầu là formylmethionine (fMet). → Đúng. Đối với sinh vật nhân sơ, amino acid mở đầu là formylmethionine (fMet), còn sinh vật nhân thực là methionine (Met).
- Ở bước 1, bộ ba mở đầu nằm ở đầu 3' của phân tử mRNA. → Sai. Bộ ba mở đầu nằm ở đầu 5' của phân tử mRNA, quá trình dịch mã diễn ra theo chiều 5' - 3'.
- Nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở bước 2, 3 và 4. → Sai. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở bước 2 (liên kết giữa bộ ba mở đầu và anticodon) và 4 (liên kết giữa các anticodon và mRNA). Ở bước 3, tiểu phần lớn liên kết với tiểu phần nhỏ không có liên kết bổ sung.
- Ở bước 6, khi ribosome trượt đến bộ ba kết thúc đã giải phóng amino acid cuối cùng. → Sai. Khi ribosome trượt đến bộ ba kết thúc, quá trình dịch mã sẽ dừng lại và không giải phóng bất kỳ amino acid nào.
Hot: 500+ Đề thi vào 10 file word các Sở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có đáp án 2025 (chỉ từ 100k). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Cho sơ đồ thể hiện quá trình truyền đạt thông tin di truyền như sau:
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)
a) (1) là cơ chế truyền đạt thông tin di truyền từ gene ra tế bào chất. |
b) (2) và (4) là cơ chế biểu hiện thông tin di truyền thành kiểu hình. |
c) Nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở cả 4 cơ chế. |
d) Nếu protein bị biến tính chắc chắn đã sai sót xảy ra ở quá trình (4). |
Câu 3:
Các dạng đột biến điểm (đột biến gene trên một cặp nucleotide) không bao gồm dạng đột biến
Câu 4:
Các tính trạng màu hoa, chiều cao thân, kích thước lá,... được quy định bởi
Câu 7:
Xếp các tác nhân dưới đây vào loại tác nhân gây đột biến phù hợp.
Chất EMS |
Phóng xạ |
Nhiệt độ |
Tia X |
Virus viêm gan B |
Tia UV |
Vi khuẩn |
HNO2 |
Virus HPV |
Dioxin |
Chất 5 - BU |
Tác nhân vật lí |
Tác nhân hóa học |
Tác nhân sinh học |
|
|
|
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 18 có đáp án
Đề kiểm tra định kì Khoa học tự nhiên 9 Chủ đề 11 có đáp án (Đề 91)
Bộ 4 đề thi học kì 2 KHTN 9 Cánh diều có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra định kì Khoa học tự nhiên 9 học kì 2 có đáp án (Đề 121)
Bộ 4 đề thi học kì 2 KHTN 9 Cánh diều có đáp án - Đề 2
Bộ 4 đề thi học kì 2 KHTN 9 Cánh diều có đáp án - Đề 3
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 35 có đáp án
Đề kiểm tra định kì Khoa học tự nhiên 9 Chủ đề 12 có đáp án (Đề 101)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận