Câu hỏi:
07/03/2020 220Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây thân cao, quả dài thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thuần chủng (P) , thu được F1 gồm 100% cây thân cao, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, quả tròn chiếm tỉ lệ 50,64%. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau, kết luận nào đúng với phép lai trên?
(1) F2 có 10 loại kiểu gen.
(2) F2 có 4 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình mang một tính trạng trội và một tính trạng lặn.
(3) Ở F2, số cá thể có kiểu gen khác với kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 64,72%.
(4) F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 8%.
(5) Ở F2, số cá thể có kiểu hình thân thấp, quả tròn chiếm tỉ lệ 24,84%
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án A
Pt/c: cao, dài × thấp, tròn
→ F1: 100% cao, tròn
Tính trạng đơn gen → A cao >> a thấp và B tròn >> b dài
F1 tự thụ→ F2 4 loại kiểu hình, cao tròn A-B- = 50,64%
→ F2: thấp dài aabb = 50,64% - 50% = 0,64%
→ F1 cho giao tử ab = 0,08
→ F1 : Ab/aB , f = 16%
→ giao tử F1 : Ab = aB = 0,42 ; AB = ab = 0,08
I đúng
II đúng. F2 có số loại kiểu gen qui định kiểu hình 1 trội, 1 lặn là: Ab/Ab, Ab/ab, aB/aB,aB/ab
III đúng. F2, kiểu gen Ab/aB = 0,42 × 0,42 × 2 = 0,3528
→ F2 kiểu gen không giống F1 là: 1 – 0,3528 = 0,6472 = 64,72%
IV sai, f = 16%
V sai. F2 aaB- = 25% - 0,64% = 24,36%
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Giả sử năng lượng đồng hoá của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau:
Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal. Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal.
Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal. Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal.
Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là
Câu 2:
Cho các phương pháp sau:
(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ.
(2) Dung hợp tế bào trần khác loài.
(3) Lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để tạo ra F1.
(4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hoá các dòng đơn bội.
Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là
Câu 3:
Một quần xã có các sinh vật sau:
(1) Tảo lục đơn bào. (2) Cá rô. (3) Bèo hoa dâu.
(4) Tôm. (5) Bèo Nhật Bản. (6) Cá mè trắng.
(7) Rau muống. (8) Cá trắm cỏ.
Trong các sinh vật trên, những sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 là
Câu 4:
Các nhân tố sau:
(1) đột biến. (2) các yếu tố ngẫu nhiên. (3) di nhập gen.
(4) Chọn lọc tự nhiên. (5) giao phối ngẫu nhiên.
Nhân tố nào đóng vai trò cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa?
Câu 5:
Cho các thông tin sau:
(1) Bón vôi cho đất chua. (2) Cày lật úp rạ xuống.
(3) Cày phơi ải đất, phá váng, làm cỏ sục bùn. (4) Bón nhiều phân vô cơ.
Biện pháp chuyển hóa các chất khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng hòa tan là
Câu 6:
Hiện nay người ta thường sử dụng biện pháp nào để bảo quản nông sản, thực phẩm?
(1) Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao, gây ức chế hô hấp.
(2) Bảo quản bằng cách ngâm đối tượng vào dung dịch hóa chất thích hợp.
(3) Bảo quản khô.
(4) Bảo quản lạnh.
(5) Bảo quản trong điều kiện nồng độ O2 cao.
Số phương án đúng là:
Câu 7:
Trong nông nghiệp, người ta ứng dụng khống chế sinh học để phòng, trừ sâu hại cây trồng bằng cách sử dụng
về câu hỏi!