Câu hỏi:

12/06/2025 638

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai.

Trong công nghiệp sản xuất Na, quá trình điện phân được thực hiện trong bình điện phân Downs với hỗn hợp nóng chảy ở 600 – 650°C gồm NaCl và CaCl2 theo tỉ lệ khối lượng tương ứng khoảng 3 : 2. Hiệu điện thế trong bình điện phân được duy trì trong khoảng 6 – 7 V, thu được kim loại tinh khiết ở cathode. Cường độ dòng điện chạy qua chất điện li nóng chảy từ 20 – 40 kA. Cho nhiệt độ nóng chảy của NaCl và CaCl2 lần lượt là 801°C và 772°C.

 a). Nếu tăng diện tích bề mặt các điện cực và tăng cường độ dòng điện tương ứng sẽ giúp làm tăng sản lượng Na.

 b). Nếu sử dụng MgCl2 (có nhiệt độ nóng chảy là 714°C) thay thế cho CaCl2 trong quá trình trên sẽ đạt hiệu quả sản xuất tốt hơn.

 c). Một trong các vai trò của CaCl2 là giúp giảm nhiệt độ nóng chảy khi điện phân.

 d). Quá trình sản xuất Na cũng đồng thời thu được khí Cl2 ở anode.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a. Đúng. Theo công thức Faraday, khối lượng chất sinh ra tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện và thời gian điện phân. Tăng diện tích điện cực giúp giảm mật độ dòng, hạn chế quá nhiệt và tăng hiệu suất.

b. Sai. Không dùng MgCl2 được vì Mg2+ sẽ bị khử trước Na+, không đúng với mục đích ban đầu là sản xuất Na.

c. Đúng. Thêm CaCl2 giúp làm giảm nhiệt độ nóng chảy của hỗn hợp (từ 801°C của NaCl xuống khoảng 600–650°C), giúp tiết kiệm năng lượng và thuận lợi cho quá trình điện phân.

d. Đúng. Quá trình sản xuất Na cũng đồng thời thu được khí Cl2 ở anode.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 6

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai.

Một nhóm học sinh khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại đã đưa ra các giả thuyết sau:

Giả thuyết 1: “Trong môi trường chất điện li mạnh sự ăn mòn điện hóa sẽ xảy ra nhanh hơn trong môi trường chất điện li yếu”.

Giả thuyết 2: “Ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa xảy ra với tốc độ như nhau”.

Nhóm học sinh tiến hành các thí nghiệm sau:

• Thí nghiệm 1: Dùng 2 đinh thép giống nhau lần lượt cho vào cốc (1) đựng dung dịch NaCl, cốc (2) đựng nước cất đều để trong không khí.

• Thí nghiệm 2: Cho lá Zn vào cốc (3) đựng dung dịch H2SO4 0,5M.

• Thí nghiệm 3: Cho lá Zn và lá Cu vào cốc (4) đựng dung dịch H2SO4 0,5M, nối 2 lá kim loại với nhau bằng dây dẫn điện.

a). Sau 2 ngày quan sát hiện tượng thấy ở cốc (1) xuất hiện lớp gỉ sắt màu nâu đỏ bám trên đinh thép nhiều hơn ở cốc (2) nên giả thuyết 1 sai.

b). Ở cốc (3) và (4) đều có khí thoát ra ở lá kẽm nên giả thuyết 2 đúng.

c). Ở cốc (4) thấy có bọt khí thoát ra ở lá đồng, chứng tỏ đồng bị ăn mòn.

d). Trong cốc (4) nếu không nối 2 lá kim loại bằng dây dẫn điện mà gắn trực tiếp với nhau thì hiện tượng xảy ra tương tự.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP