Câu hỏi:

13/06/2025 18 Lưu

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Hình dưới đây mô tả cấu tạo của hệ thống làm mềm nước cứng theo nguyên lý trao đổi ion. Trong đó, hạt nhựa trong bồn chứa hạt làm mềm có nhóm chức –SO3Na.

Hình dưới đây mô tả cấu tạo của hệ thống làm mềm nước cứng theo nguyên lý trao đổi ion. Trong đó, hạt nhựa trong bồn chứa hạt làm mềm có nhóm chức –SO3Na.  a). Quá trình trao đổi ion giúp loại bỏ tính cứng tạm thời lẫn tính cứng vĩnh cửu trong nước.  b). Trong quá trình xử lý, ion Na⁺ từ hạt nhựa sẽ được giữ lại trong bồn làm mềm, còn Ca2+ và Mg2+ đi ra ngoài cùng nước mềm.  c). Hệ thống làm mềm nước cứng hoạt động nhờ vào quá trình trao đổi ion giữa Na+ trong hạt nhựa và Ca2+, Mg2+ trong nước.  d). Sau một thời gian hoạt động, cột lọc chứa nhựa trao đổi ion cần được tái sinh bằng dung dịch NaCl để thay thế các ion Ca2+, Mg2+ đã bám vào nhựa. (ảnh 1)

a). Quá trình trao đổi ion giúp loại bỏ tính cứng tạm thời lẫn tính cứng vĩnh cửu trong nước.

b). Trong quá trình xử lý, ion Na⁺ từ hạt nhựa sẽ được giữ lại trong bồn làm mềm, còn Ca2+ và Mg2+ đi ra ngoài cùng nước mềm.

c). Hệ thống làm mềm nước cứng hoạt động nhờ vào quá trình trao đổi ion giữa Na+ trong hạt nhựa và Ca2+, Mg2+ trong nước.

d). Sau một thời gian hoạt động, cột lọc chứa nhựa trao đổi ion cần được tái sinh bằng dung dịch NaCl để thay thế các ion Ca2+, Mg2+ đã bám vào nhựa.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là:

a). Đúng, quá trình trao đổi ion làm mềm được các loại nước cứng.

b). Sai, Mg2+, Ca2+ bị giữ lại trong hạt nhựa, còn Na+ trong hạt nhựa sẽ đi ra thế chỗ để cân bằng điện tích trong nước mềm.

c). Đúng.

d). Đúng, sau một thời gian hoạt động, cột lọc chứa nhựa đã bám đầy Mg2+, Ca2+, nhựa này được tái sinh bằng dung dịch NaCl để trở lại thành nhựa bám Na+ rồi nhựa này lại đi làm nhiệm vụ thu hồi Mg2+, Ca2+.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 2

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Do có phản ứng thế phối tử H2O bởi NH3 tạo phức [Ni(NH3)6]2+ màu xanh dương.

Câu 3

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Một học sinh tiến hành điều chế xà phòng từ dầu dừa như sau :

• Bước 1: Cân m gam NaOH cho vào cốc đã chứa sẵn khoảng 100 mL nước và khuấy đều. Để nguội đến khoảng 38°C.

• Bước 2: Cho 300 gam dầu dừa vào cốc thuỷ tinh chịu nhiệt, đun nhẹ và khuấy đều để đưa nhiệt độ của dầu dừa lên khoảng 48°C.

• Bước 3: Rót dung dịch NaOH đã chuẩn bị (phía trên) vào cốc chứa dầu dừa và khuấy nhanh, liên tục trong 30 phút. Khi hỗn hợp chuyển màu sáng kem, sệt, mịn thì ngừng. Thêm ít tinh dầu chanh và khuấy đều.

• Bước 4: Đổ hỗn hợp thu được ở bước 3 vào khuôn, vỗ nhẹ thành khuôn để đuổi không khí ra ngoài. Để khuôn nơi khô ráo. Sau khoảng 24 giờ, lấy xà phòng đã đóng rắn ra khỏi khuôn. Sau 4 – 5 ngày, xà phòng có thể sử dụng được.

a). Biết chỉ số xà phòng hóa là số miligam KOH cần để xà phòng hóa triglyceride và trung hòa acid béo tự do trong 1g chất béo; chỉ số xà phòng hóa của dầu dừa là 257. Học sinh trên đã lấy m gam NaOH ứng với lượng KOH cần dùng. Giá trị của m là 55 (làm tròn đến hàng đơn vị).

b). Trong xà phòng thu được có chứa glycerol.

c). Bước 3 xảy ra phản ứng xà phòng hóa của dầu dừa.

d). Tinh dầu chanh là chất xúc tác cho phản ứng xà phòng hóa.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 4

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP