Câu hỏi:
09/03/2020 171Hỗn hợp X gồm vinylaxetilen; but–1–in; buten và H2. Đốt cháy hoàn toàn 15,48 gam X cần dùng 1,63 mol O2. Mặt khác nung nóng 15,48 gam X có mặt Ni làm xúc tác, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y gồm các hiđrocacbon. Dẫn toàn bộ Y lần lượt qua bình (1) đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 (dư) thu được m gam kết tủa; bình (2) đựng dung dịch Br2 dư, thấy khối lượng bình tăng 5,0 gam; đồng thời lượng Br2 phản ứng là 17,6 gam. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 1,568 lít (đktc). Giá trị của m là
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án A
X gồm C4H4, C4H6, C4H8 và H2.
Đốt cháy hoàn toàn X cần 1,63 mol O2.
Nung X với Ni thu được hỗn hợp Y chỉ gồm các hidrocacbon.
Y gồm C4H4, C4H6, C4H8 và C4H10.
Dựa vào số mol O2 đốt cháy X cũng như Y giải được số mol C và H trong X lần lượt là 1,12 và 2,04
Khí thoát ra khỏi bình là C4H10 0,07 mol.
Khí phản ứng với dung dịch Br2 là C4H8 và C4H6 dạng CH2=CH-CH=CH2.
Khối lượng bình tăng là khối lượng của 2 hidrocacbon và số mol Br2 phản ứng là 0,11 mol.
Giải được số mol 2 hidrocacbon lần lượt là 0,07 và 0,02 mol.
Hidrocacbon tạo kết tủa với AgNO3/NH3 là C4H4 và C4H6 (but-1-in) có tổng số mol là 0,12 mol.
Mặt khác dựa vào bảo toàn H giải được số mol của 2 hidrocacbon này lần lượt là 0,03 và 0,09 mol.
Kết tủa gồm C4H3Ag 0,03 mol và C4H5Ag 0,09 mol, vậy m=19,26 gam
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho các phát biểu sau:(1). Propan–1,3–điol hòa tan được Cu(OH)2 tạo phức màu xanh thẫm.(2). Axit axetic không phản ứng được với Cu(OH)2.(3). Từ các chất CH3OH, C2H5OH, CH3CHO có thể điều chế trực tiếp axit axetic.(4). Hỗn hợp CuS và FeS có thể tan hết trong dung dịch HCl.(5). Hỗn hợp Fe3O4 và Cu có thể tan hết trong dung dịch HCl.(6). Hỗn hợp Al2O3 và K2O có thể tan hết trong nước.(7). Hỗn hợp Al và BaO có thể tan hết trong nước.(8). FeCl3 có cả tính oxi hóa và tính khử.
Số phát biểu đúng là
Câu 2:
Cho các phát biểu sau
(1) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa 2 đơn vị a–amino axit được gọi là liên kết peptit.
(2) Anilin có tính bazơ và làm xanh quỳ tím ẩm.
(3) Anilin phản ứng với nước brom dư tạo thành p–bromanilin.
(4) Tất cả các amin đơn chức đều chứa một số lẻ nguyên tử H trong phân tử.
(5) Các amin khí có mùi tương tự amoniac, độc.
(6) Nhờ tính bazơ, anilin tác dụng với dung dịch brom.
(7) Hợp chất H2NCOOH là aminoaxit đơn giản nhất.
(8) Thêm vài giọt phenolphtalein vào dung dịch đimetylamin thấy xuất hiện màu xanh.
Số phát biểu SAI là
Câu 3:
Số este thuần chức của etylen glicol (mạch hở) có công thức phân tử C8H12O4, không tham gia phản ứng tráng bạc là
Câu 4:
Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) NaHS + NaOH → (2) Ba(HS)2 + KOH →
(3) Na2S + HCl → (4) CuSO4 + Na2S →
(5) FeS + HCl → (6) NH4HS + NaOH →
Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là
Câu 6:
Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 aM thì thu được m1 gam kết tủa. Cùng hấp thụ (V + 3,36) lít CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thì thu được m2 gam kết tủa. Nếu thêm (V + V1) lít CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 trên thì thu được lượng kết tủa cực đại. Biết m1 bằng 3/7 khối lượng kết tủa cực đại và m1:m2 = 3:2. Các thể tích khí đều đo ở đktc. Giá trị của V1 gần nhất với
Câu 7:
Đốt cháy hoàn toàn 8,4 gam hỗn hợp A gồm: Este đơn chức X và hai este mạch hở Y, Z (MX < MY < MZ) cần vừa đủ 0,4425 mol O2, thu được 5,4 gam H2O. Mặt khác 8,4 gam A tác dụng vừa đủ với 0,1125 mol NaOH, thu được 2,895 gam hai ancol no, cùng số nguyên tử C, cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp T gồm 2 muối. Đốt cháy hoàn toàn T thì thu được Na2CO3, H2O và 0,22875 mol CO2. Phần trăm khối lượng của Z trong A gần nhất với giá trị nào sau đây?
về câu hỏi!