Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Ở giai đoạn này [1920 -1945], phong trào giải phóng dân tộc [Đông Nam Á] chuyển sang một nấc thang phát triển mới và có những đặc điểm mới. Đó là sự phát triển song song giữa hai loại phong trào: do giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo và do giai cấp vô sản đứng đầu. Đây cũng là giai đoạn "bản lề" cho toàn bộ quá trình đấu tranh giành độc lập, nhất là cho giai đoạn từ sau năm 1945 trở đi. Bởi vì, giai đoạn này vừa tích luỹ lực lượng, chuẩn bị cơ sở và tạo điều kiện cho việc giành thắng lợi cho các giai đoạn tiếp theo; vừa là sự tìm kiếm, lựa chọn con đường giải phóng dân tộc. Chính sự lựa chọn đó quyết định cả con đường đi lên trong xã hội hiện đại của mỗi quốc gia trong khu vực sau khi giành được độc lập dân tộc. Nếu như trong những năm cuối thế kỷ XIX và hai thập niên đầu thế kỷ XX, những nhà lãnh đạo của các dân tộc Đông Nam Á còn chưa tìm được con đường đúng đắn, phù hợp với dân tộc để đi tới độc lập, thì đến đây họ đã tìm cho mình một hướng đi, một giải pháp phù hợp với đặc điểm, điều kiện của dân tộc mình để đạt được mục tiêu: đánh đổ chủ nghĩa thực dân, giành độc lập chính trị”.
(Lương Ninh, Lịch sử Đông Nam Á, Nxb Giáo dục, 2008, tr.)
a. Đoạn tư liệu phản ánh đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á nửa đầu thế kỷ XIX.
b. Các khuynh hướng đấu tranh sẽ vận động để định hình con đường phát triển của mỗi quốc gia sau khi hoàn thành đánh đuổi chủ nghĩa thực dân.
c. Các nước Đông Nam Á đã sớm tìm ra và lựa chọn con đường đúng đắn phù hợp từ cuối thế kỷ XIX và hai thập niên đầu thế kỷ XX.
d. Những thập niên đầu thế kỷ XX là giai đoạn chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai.